Trả lời báo chí tại buổi cung cấp thông tin dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, người được điều trị khỏi nCoV sẽ có miễn dịch một thời gian. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, miễn dịch của người này có thể kéo dài tới hai năm.
Về phương pháp xét nghiệm có độ nhạy đặc hiệu cao nhất, sinh phẩm chẩn đoán nhanh thấp nhất là phải 5,5 giờ đến 9,8 giờ cho được kết quả nhưng thế giới hiện cũng chưa sản xuất được sinh phẩm này.
"Hiện nay, chúng tôi hối thúc phát triển nhanh chẩn đoán nhanh tại Việt Nam. Các labo xét nghiệm tại Việt Nam đang hoạt động hết công suất để xét nghiệm các mẫu ở địa phương gửi về. Chúng tôi cũng đang chỉ đạo các địa phương hình thành mạng lưới labo xét nghiệm, giải tỏa bớt áp lực", GS Long nói.
Zhan Qingyuan, giám đốc phòng ngừa và điều trị viêm phổi ở Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật, người đứng đầu nhóm chuyên gia về nCoV, cảnh báo ngay cả những người khỏi bệnh cũng có thể không miễn nhiễm với virus.
"Vẫn có nguy cơ tái nhiễm đối với bệnh nhân đã hồi phục. Cơ thể họ sẽ sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, ở một số cá nhân, kháng thể không tồn tại lâu dài", ông Zhan cho biết.
Ông Zhan khuyến cáo các bệnh nhân xuất viện cần chủ động nâng cao phòng bị, cải thiện sức khỏe và tránh nhiễm lạnh. Chuyên gia người Trung Quốc cũng đề nghị bệnh nhân đã hồi phục tiến hành kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của bác sỹ.
Họ virus corona bao gồm những virus gây ra cảm lạnh thông thường, dịch SARS và MERS. Phần lớn virus corona có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp trên từ nhẹ tới vừa và lây lan từ động vật sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ tìm cách bám vào và xâm chiếm tế bào vật chủ.
Để đối phó, hệ miễn dịch của chúng ta tạo ra kháng thể là các protein nhận dạng và loại bỏ virus. Đó là cách con người trở nên miễn dịch với một số loại bệnh như đậu mùa. Vắcxin cũng là biện pháp khác để phát triển tính miễn dịch.
"Với nhiều bệnh truyền nhiễm, con người có thể phát triển miễn dịch chống lại một chủng cụ thể sau khi nhiễm virus. Thông thường, người đó sẽ không tái nhiễm trong lần tiếp theo tiếp xúc với mầm bệnh. Trong trường hợp chủng virus corona mới, các nhà khoa học đang tìm cách giải đáp vấn đề này", Amira Roess, giáo sư Y tế và Dịch tễ Toàn cầu ở Đại học George Mason, chia sẻ.
Các bác sỹ và nhà virus học chưa biết rõ về nCoV để kết luận con người có phát triển miễn dịch đầy đủ sau khi nhiễm bệnh hay không. Theo Zhan, giới nghiên cứu không chắc chắn liệu kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản sinh có đủ mạnh hoặc tồn tại đủ lâu để ngăn họ nhiễm bệnh lần nữa. nCoV cũng có thể đột biến nhanh chóng, do đó miễn dịch với một chủng không đảm bảo hiệu quả với chủng khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam ghi nhận 14 ca dương tính với chủng mới của virus corona (nCoV). Trong số đó, Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều bệnh nhân dương tính với nCoV nhất với 9 ca, TP HCM 3 ca, Khánh Hòa và Thanh Hóa đều 1 ca.
Ăn nhiều hoa quả có gây thừa cân, béo phì ? Rất nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là ăn nhiều hoa quả thì sẽ không bị béo, hoặc những người bị thừa cân béo ... |
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm thứ 14: Người phụ nữ ở Vĩnh Phúc dương tính với virus corona Trưa nay (9/2), Bộ Y tế vừa xác nhận về người phụ nữ (55 tuổi) ở Vĩnh Phúc dương tính với chủng mới của virus ... |
Giá buốt, ‘Cô Vy’ và hai tiếng ‘đồng bào’ Ám ảnh 'Cô Vy' trong những ngày rét đậm xen lẫn mưa xuân của miền Bắc có lẽ là điều mà nhiều người quan tâm. |
Virus Corona biến đổi bất thường khi lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu sự lây nhiễm trong một gia đình, phát hiện bộ gene của virus Corona chủng mới ... |