Nếu không vì trách nhiệm và đam mê…

Mới đây, Bộ Nội vụ có văn bản đề nghị các bộ, ngành, các địa phương trên cả nước báo cáo tình hình cán bộ, công công chức, viên chức (CCVC) nghỉ thôi việc từ 01/01/2020 đến hết 6 tháng đầu năm 2022. Vậy có hiện tượng này ở cán bộ công đoàn (CBCĐ) các cấp hay không? Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của CBCĐ tại tỉnh Lâm Đồng xung quanh vấn đề này.
Nếu không vì trách nhiệm và đam mê…
Đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phó chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi, động viên người lao động Công ty CP Công nghệ xanh Lộc Châu, Khu công nghiệp Lộc Sơn. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Không ít lần “cân nhắc rút lui”

Là người đã có hơn 38 năm gắn bó với công tác công đoàn, đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng bày tỏ chia sẻ về những khó khăn và áp lực từ công việc của đội ngũ CBCĐ các cấp ngày càng lớn do biên chế không tăng, nhưng số lượng đoàn viên, NLĐ và tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS) ngày càng phát triển; quan hệ lao động (QHLĐ) ở ngoài khu vực nhà nước cũng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn.

“Đội ngũ cán bộ CĐCS, nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang thiếu sự bền vững do chính sách đãi ngộ chưa nhiều, cơ chế bảo vệ chưa vững chắc”, đồng chí Lê Ngọc Phúc nói.

Còn đồng chí Lưu Văn Lợi, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đức Trọng thì cho biết, CBCĐ chuyên trách ở cấp huyện chỉ 3 người, đồng chí Chủ tịch đại diện công đoàn tham gia rất nhiều hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương, Ban Chỉ đạo các phong trào, nên chỉ còn khoảng gần 1/3 quỹ thời gian dành cho công tác chuyên môn của công đoàn.

Cùng với đó, nhiệm vụ thu kinh phí công đoàn ở các đơn vị ngoài khu vực nhà nước mất rất nhiều thời gian. Nhân lực hạn chế, địa bàn lại rộng, nhiều đầu mối; công đoàn lại chủ yếu tuyên truyền, vận động mà không được trao quyền áp dụng các chế tài... nên thu được kinh phí công đoàn là việc thực sự nan giải.

“Tôi đã tham gia công tác công đoàn hơn 15 năm. Không ít lần đã cân nhắc đến việc “rút lui” vì áp lực công việc, nhưng với trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên nên không thể “bỏ cuộc”, đồng chí Lưu Văn Lợi trải lòng.

Chia sẻ về hoạt động CĐCS, đồng chí Nguyễn Hữu Cảm, Chủ tịch CĐCS Công ty CP Hoàng Gia ĐL cho biết, hơn 20 năm tham gia công tác công đoàn, đồng chí nhận thấy thuận lợi thì rất ít, khó khăn thì nhiều, bởi không phải “ông chủ” nào cũng sẵn sàng ủng hộ, tạo điều kiện cho CBCĐ hoạt động nếu họ chưa nhìn thấy cái lợi cho doanh nghiệp. Bản thân cán bộ CĐCS cũng chỉ là người làm công ăn lương, đứng giữa một bên là “ông chủ”, một bên là những người đã tin tưởng cử mình làm đại diện.

“Nếu không vì thế hệ NLĐ trẻ, trách nhiệm và một chút đam mê thì có lẽ tôi không làm công đoàn được lâu như vậy”, đồng chí Nguyễn Hữu Cảm chia sẻ.

Nếu không vì trách nhiệm và đam mê…
Đồng chí Lưu Văn Lợi, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đức Trọng (ngoài cùng bên phải) trao quà hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Thua thiệt trong QHLĐ

Nguyên là một CBCĐ tiêu biểu, được bầu làm đại biểu tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII (nhiệm kỳ 2018 - 2023), chị Nguyễn Thị Hằng, nguyên Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Mêkava Việt Nam (100% vốn nước ngoài), KCN Lộc Sơn, tỉnh Lâm Đồng (nay đã nghỉ việc) chia sẻ, cán bộ công đoàn cũng chỉ là NLĐ, nhận lương từ doanh nghiệp, do đó, nếu hoạt động không khéo sẽ mất việc, bởi khi được lòng NLĐ thì mất lòng “ông chủ”.

“Nếu làm không tốt, danh tiếng của doanh nghiệp không được biết đến thì bị doanh nghiệp chê trách; mà làm tốt, mang lại quyền lợi cho NLĐ nhiều hơn thì doanh nghiệp cũng chẳng ưa gì mình. Cũng bởi áp lực với công việc mà tiền lương thì thấp nên mình quyết định nghỉ việc để ra ngoài kinh doanh”, chị Hằng nói.

Thực tế, CBCĐ phải cáng đáng một lúc rất nhiều việc, vừa hoàn thành công việc chuyên môn để đảm bảo tiền lương, thu nhập của mình, vừa thực hiện chức năng chăm lo, bảo vệ NLĐ. Do vậy, CBCĐ gặp không ít trở ngại, phải sắp xếp công việc, hy sinh thời gian của bản thân, và phải khéo léo, nỗ lực thương lượng, đàm phán thì doanh nghiệp mới tăng các chế độ, chính sách, đảm bảo cuộc sống của NLĐ.

Khó khăn và nguy cơ rủi ro như vậy, nhưng quyền lợi của CBCĐ còn quá khiêm tốn, với phụ cấp như hiện nay thì nói “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” cũng không sai. Những quy định pháp luật để bảo vệ CBCĐ tuy có nhưng chưa đủ, chế tài và thực thi cũng chưa nghiêm, nên trong QHLĐ thì người chịu “thua thiệt” vẫn là CBCĐ.

CBCĐ bày tỏ mong muốn Nhà nước quan tâm sửa đổi, bổ sung pháp luật để tổ chức Công đoàn và CBCĐ được đảm bảo quyền bình đẳng trong QHLĐ với những cơ chế toàn diện, rõ nét hơn. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng phải có những chính sách ưu đãi tốt hơn đối với CBCĐ; công đoàn cấp trên cũng phải sâu sát hơn đối với hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp.

Công nhân Việt Nam khẳng định “Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng” Công nhân Việt Nam khẳng định “Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”

Năm 2022 là năm thứ 11 thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổ chức Tháng Công nhân. Được sự ...

Chủ động, sáng tạo, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động của Công đoàn Chủ động, sáng tạo, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động của Công đoàn

Ngày 28 tháng 7 năm 1929, tại ngôi nhà số 15 phố Hàng Nón, Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Đông ...

Trách nhiệm về an toàn tại nơi làm việc Trách nhiệm về an toàn tại nơi làm việc

An toàn là giá trị cốt lõi trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào, đặc biệt là các môi trường có rủi ro cao ...

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Năm 2024 các cấp công đoàn và đoàn viên, NLĐ Cần Thơ đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo triển khai hoạt động công đoàn đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với Chủ tịch LĐLĐ TP. Cần Thơ Lê Thị Sương Mai về những kết quả nổi bật trong các hoạt động này.
LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

Chăm lo Tết là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp Công đoàn TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện với các hoạt động diễn ra đa đạng, phong phú.
“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

Đó là khẳng định của ông Kim Byung Tae, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) về vai trò của công đoàn doanh nghiệp tại buổi trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Với chủ đề năm 2025 "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" và phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định đã tập trung các nguồn lực chăm lo đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Duy Trung, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định về chủ đề này.
Tiếp thêm nghị lực cho công nhân bị mất việc làm, nợ lương ở Lâm Đồng

Tiếp thêm nghị lực cho công nhân bị mất việc làm, nợ lương ở Lâm Đồng

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, hơn 100 công nhân bị mất việc làm, nợ lương được Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi, tặng quà. Họ không chỉ vui mừng phấn khởi mà còn gửi gắm nguyện vọng chính đáng của mình về việc làm và thu nhập ổn định.
Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Vừa qua, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình “Chuyến xe Công đoàn – Xuân 2025” tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (thành phố Thuận An).
Khơi dậy tâm hồn người Việt từ chương trình Tết sum vầy ở Lâm Đồng

Khơi dậy tâm hồn người Việt từ chương trình Tết sum vầy ở Lâm Đồng

Gần 2 ngàn đoàn viên, người lao động và nhân dân tham gia Chương trình Tết sum vầy Ất tỵ - 2025 do Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, khơi dậy tâm hồn người Việt. .
Chuyến xe Công đoàn về quê mang theo ước nguyện sum vầy

Chuyến xe Công đoàn về quê mang theo ước nguyện sum vầy

17 năm nay, những chuyến xe Công đoàn cứ thế nối tiếp nhau, đưa công nhân lao động tại Hà Nội có hoàn cảnh khó khăn, quê xa, trở về nhà đón Tết. Dù thời tiết sáng sớm có mưa, lạnh, nhưng trên gương mặt mỗi người con xa xứ đều không giấu nổi niềm hạnh phúc, mong ngóng khi sắp được quây quần bên gia đình.
Hành trình Tết ấm áp của công nhân Đà Nẵng với "Chuyến xe, chuyến tàu Công đoàn"

Hành trình Tết ấm áp của công nhân Đà Nẵng với "Chuyến xe, chuyến tàu Công đoàn"

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, khi phố phường đang rộn ràng đón Tết, những chuyến xe, chuyến tàu Công đoàn từ Đà Nẵng đã khởi hành, mang theo những niềm vui và ước vọng sum vầy của hàng ngàn người con xa quê. Sau một năm miệt mài lao động, những nụ cười rạng rỡ thay thế cho những mệt nhoài thường nhật, trên hành trình trở về với gia đình.