Muôn kiểu "chống đói" của người trồng hoa làng Tây Tựu

Đời sống - Hà Vân

Trong những ngày dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, những ruộng hoa của làng Tây Tựu (Hà Nội) vẫn khoe sắc đẹp tươi, nở đúng hẹn nhưng không có mấy người mua. 
muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Những bông hồng thơm không còn được tiêu thụ mạnh

Trên ruộng hoa, chị Đoàn Ngọc Hà (thôn 3, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng cô con gái nhỏ đang cặm cụi nhặt những gốc hoa ly đỏ cuối vụ của người trồng bỏ đi. Bàn tay thô sần thoăn thoắt bỏ đi rễ cây rồi xếp củ vào bao.

Chị kể: Mấy gốc củ người ta bỏ đi, mình tiếc xin về ươm lại để tận dụng giống. Giống đã thoái hóa, phải biết cách chăm sóc, phục hồi. Dịch bệnh thế này, hoa còn không buồn cắt bán huống chi củ giống đã qua một mùa trồng. Củ giống đi “mót” lại cần được bảo quản trong kho lạnh. Đợi khi bật mầm mới thì mang ra ruộng trồng. Theo chị Hà, việc này gọi là “chống đói” vì có cái ra hoa, có cái không, vớt vát thêm thắt từ những thứ người ta bỏ đi. Nếu gặp vụ hoa được giá, thì được thêm một chút đồng công. Nhưng nếu hoa rẻ và lẻ tẻ người mua như mùa dịch Covid-19 này thì không được bao nhiêu.

“Nhà mình trồng ly, cúc, kèn, các loại. Không có dịch, vào thời điểm này hoa hồng rất dễ bán, được giá. Hoa ly thời điểm không có dịch bán buôn có giá 20k/cành, rẻ cũng 15.000 đồng/cành. Giờ chỉ được 5.000 - 7.000/cành, trong khi giá mua gốc giống đã là 10.000 đồng/củ. Nếu trồng 1 vạn củ thì lỗ 40 - 50tr đồng/sào” - chị Hà tâm sự.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Mẹ con chị Hà nhặt lại củ hoa.

Nghề trồng hoa theo chị từ những ngày ở nhà mẹ đẻ, rồi lấy chồng, sinh con. Đã là người con làng nghề thì phải hiểu, phải biết đây là cái nghề cần nhất sự chăm chỉ sớm hôm. Trong nghề trồng hoa, không phải ai cũng làm ra được những bông hoa đẹp. Có nhà chỉ trồng được hoa hồng. Chị Hà trồng hoa không có giáo trình, kỹ thuật chăm sóc cụ thể nào mà theo kinh nghiệm của bản thân. Thỉnh thoảng, chị vẫn đưa con gái nhỏ ra ruộng hoa, để sờ vào đất, chạm vào sự sần sùi như bàn tay người nông dân để con hiểu được cái vất vả, nhọc nhằn của nghề.

Chị kể, không có nghề nào vất vả bằng nông dân, quanh năm, suốt tháng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Chăm hoa từ lúc cây non, khi hoa “mắc bệnh”, lúc thời tiết “trở trời”, làm nghề này, càng gần gũi, càng chăm sóc thì càng nghe được nhu cầu của hoa. Dưới cái nắng mùa hè đổ lửa vẫn phải phơi lưng giữa ruộng. Đất trồng hoa làng Tây Tựu, mỗi gia đình chỉ được vài sào ruộng thì để người già làm. Còn người trẻ thì đi thuê đất khắp nơi, hằng ngày chạy xe đến Thọ An, Thọ Xuân (huyện Đan Phượng), Tây Mỗ… xa hàng chục km.

Trên cánh đồng hoa, chị Hà vẫn nuôi giấc mơ cô con gái chỉ cần hiểu, không phải theo cái nghề nhọc nhằn này. Chị tâm sự làm nghề trồng hoa, gian dối thì không thể bền lâu. Vì nếu chỉ giấu vài bông hoa dập nát vào giữa bó hoa, là người tiêu dùng lập tức tẩy chay. Vì thế, trồng hoa thì phải thật thà. Phải sợ cái gian dối như là hoa ly sợ nhất là ẩm trời, mưa muối sẽ hỏng, bị cháy cây, cháy lá. Chăm sóc hoa ly, không thể che đậy như hoa đồng tiền, mà phải biết “đoán bệnh, bốc thuốc”.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Mẹ con chị Trần Thị Hiền những ngày không chạy chợ

Những ngày này nguồn thu giảm sút, chị Hà vẫn ra ruộng. “Hoa rẻ không bán được thì mình phải củng cố vụ sau. Nhưng nếu bỏ đất hoang, không chăm cây thì khi hết dịch, mình không có thu nhập. Vẫn có những nhà thu hoạch, tìm chỗ bán lẻ, hay bán hàng qua facebook, ai đặt thì chở đến. Nếu không làm gì thì đói” – Chị Hà tâm sự.

“Từ ngày trồng hoa tới giờ, đã năm nào gặp cơn khốn đốn thế này chưa chị?”

"Có! Năm 2008, nước dâng ngập cả nhà, cả ruộng, chết rễ cây, phải đi cứu cây. Năm ấy cũng là năm con Chuột như năm nay. Còn mình cũng cầm tinh con Chuột, cũng lận đận thế này…" - Chị Hà cười…

Buổi chiều gió lộng, nắng nhè nhẹ chiếu trên những nụ hồng, bông cúc hay nhành hoa đồng tiền… Những nụ hồng đã căng mình, bật rách giấy báo là đến thời điểm cắt hoa. Sắp sang mùa hè, những ruộng hoa hồng thơm trồng xen vụ đang nở và tỏa hương, nhưng chủ nhân chưa muốn cắt bán. Vì giá hồng này đã sập rồi. Hồng thơm, dễ chăm sóc hơn các loại hoa hồng khác. Nhưng hồng thơm lại không nở được vào mùa đông. Trước khi có dịch, giá hồng thơm loại 1 thường bán 3 - 5.000 đồng/bông. Nhưng nay, chỉ 15.000 cả bó 100 bông. Rẻ quá, có nhà tiếc vẫn đi cắt. Có gia đình bỏ hoa, chờ sau dịch, cắt hết đi, sửa cây ươm vụ mới.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Cắt hoa giữa mùa Covid-19

Anh Nguyễn Khắc Phượng (thôn 3, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) kể cho chúng tôi: Sinh ra từ làng nghề trồng hoa, rồi vì vất vả, vợ chồng anh xoay nghề khác. Nhưng suy đi tính lại, giữ đất, giữ nghề lại quay lại với hoa. Làng nghề của anh hình thành từ năm 1990, khi người dân chuyển đổi từ cây lúa sang trồng hoa. Ở đây mọi người chủ yếu trồng các loại hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, violet (Tết). Nay trồng thêm hoa ly, hoa đồng tiền, sắp tới làm giàn trồng hoa lan.

Vì là làng nghề nên anh phải gắn bó với nó. Nhà anh cũng phải sang Tây Mỗ thuê đất mới đủ diện tích để trồng hoa. Nghề trồng hoa, chỉ bỏ bẵng 2 -3 hôm hoa nở là không bán được. Trước khi có dịch, nhà anh thường mang hoa đi bán tại chợ Quảng Bá, chợ đầu mối. Nhưng từ khi bệnh nhân 243 có nhiều liên quan đến người buôn bán hoa, chợ Quảng Bá tạm ngừng hoạt động, nhà anh cũng chấp hành cách ly hoàn toàn.

Anh cho biết: Từ khi có dịch Covid-19 đến nay, gia đình anh cũng như dân làng thất thu rất nhiều. Mọi hoạt động giao thương ngừng trệ. Ví như 1 sào hoa hồng thơm này. Trước đây, mỗi ngày người chủ có thể cắt thu được 300 - 400.000 đồng/buổi. Cứ hai, ba hôm thu hoạch một lần. Thì đến nay, bán đồng giá đổ bông rẻ sập giá. Một sào thiệt hại 6 - 7 triệu đồng/tháng.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Hoa đẹp nhưng không mấy người mua

Trong căn nhà tạm giữa cánh đồng hoa, bà Ngô Thị Hòa năm nay 64 tuổi. Trước khi có dịch Covid-19, hằng ngày bà mang hoa của nhà đạp xe đi bán lẻ ở Hà Nội. Hơn tuần nay thì bà nghỉ hẳn, chấp hành lệnh cách ly của Thủ tướng. Ở cái tuổi của bà, dễ là “hợp khẩu vị của Covid” - bà cười.

Chạy chợ mãi, có lệnh cách ly, bà nghĩ là dành thời gian nghỉ ngơi một chút. Hai vợ chồng già cùng cô con gái làm 1 mẫu cây hoa. Nhà bà còn thuê thêm đất ở vùng Thọ An, Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) để trồng hoa. Trước đây, mỗi ngày đi chợ bà bán được 400 - 500.000 đồng tiền hoa, trừ chi phí cũng được hơn 200.000 đồng/ngày. Còn lại là tiền chi phí thuốc, giống cho cây. Trước khi có dịch, bà đi chợ cả 30 ngày.

Chị Trần Thị Hiền - con gái bà, tiếc của nói: Dịch kéo dài thế này, hoa bỏ nhiều. Giá hoa cũng rẻ vì ít người đi bán lẻ. Mình đi bán buôn cũng rẻ lắm vì ít người đi mua buôn, bán không được nên bỏ để chờ sửa cây. Chờ hết dịch, chăm nó lại cho cây phục hồi. Nhưng mình vẫn ra vườn cho khuây khỏa. Nhà mình chủ yếu trồng theo mùa. Mùa này làm ít hoa hồng mùa hè làm lấy tiền tiêu thêm.

“Dịch bệnh kéo dài thế này, thành chết đói vì hoa” - chị Hiền chua xót nói.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Hoa rẻ vẫn phải cắt

Từ khi có dịch đến nay, mỗi đon hoa cúc giảm hàng trăm nghìn đồng. Số tiền vài chục nghìn/đon bán được chỉ đủ gỡ tiền mua thuốc để giữ cây. Không thể bỏ cây hỏng, sau này chăm lại rất vất vả. Tính sơ qua, 1 mẫu đất trồng hoa của nhà chị, qua hai tháng dịch thiệt hại vài chục triệu đồng.

Những con người ở làng hoa như chị Hà, chị Hiền, anh Phượng đều cho rằng, chăm hoa khó vì đây là loại cây dễ mắc nhiều loại bệnh. Nếu không biết chăm, cây hoa không ra mầm, hỏng mất. Nghề này vất vả, chỉ biết đến đất, nắng nóng, mưa bão và thuốc cho cây. Và đến dịch thế này thì ngao ngán vì thất thu.

Chị Trần Thị Nga - đại lý chuyên thu mua hoa của làng hoa Tây Tựu cho biết: Giờ này năm ngoái, chuẩn bị cho vụ hè, nhà chị bán được rất nhiều hoa. Nhưng giờ nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, mỗi đơn hàng mất ít nhất 50.000 đồng.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Một nụ hồng đến hẹn

Những người trồng hoa mong sao, dịch bệnh được kiểm soát, chợ mở trở lại để những bông hoa đẹp lại được ra thị trường.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu
Một vườn cúc trắng chưa được cắt
muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 11/4

Tính đến 7h sáng ngày 11/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,69 triệu người nhiễm virus corona ...

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu Virus Corona có thể nhân lên ở cổ họng

Các nhà khoa học mới đây phát hiện virus corona có thể sinh sôi, nhân bản rất nhanh ở cổ họng của bệnh nhân.

muon kieu chong doi cua nguoi trong hoa lang tay tuu Covid-19 khiến nhiều người dân thay đổi thói quen đi chợ

Những ngày ở nhà tránh dịch, nhu cầu đi chợ mua lương thực, nhu yếu phẩm của người dân Đà Nẵng tăng cao hơn. Để ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.