Dòng bức xúc của chị S khi chứng kiến cảnh thịt lợn bị "hét" giá lên 300.000đ/kg. |
Phản ánh với PV Báo Gia đình & Xã hội, chị B.D.S (trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên) cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 7/3, khi dịch COVID-19 vừa có diễn biến phức tạp trở lại.
Chị S cho hay, do cư trú gần chợ Kim Quan (đường Kim Quan Thượng, phường Việt Hưng) nên chị S thường xuyên lui tới đây để mua sắm thực phẩm cho gia đình.
Vào ngày 7/3, khi bắt đầu có ca nhiễm COVID-19 thứ 17, chị S đến quầy hàng thực phẩm tươi sống để mua thịt lợn để nấu ăn cho gia đình thì bất ngờ chứng kiến cảnh tượng lộn xộn, cãi vã khi khách hàng bị "hét" giá thấp nhất là 300.000 đồng/kg.
Chị S cho biết: "Lúc tôi đến quầy hàng thịt lợn thì một cảnh tượng lộn xộn, cãi vã giữa tiểu thương và khách hàng. Chủ yếu là khách hàng quá bức xúc vì phải mua thịt lợn với giá 300.000 đồng/kg".
Một khách hàng mua 1,4 kg thịt yêu cầu tiểu thương trả lại số tiền 350.000 đồng nhưng cũng không được đáp ứng. Thậm chí, tiểu thương hàng thực phẩm còn buông ra những lời lẽ khó nghe. Trong khi đó, giá thịt lợn những ngày thường chỉ dao động từ 110.000 – 150.000 đồng/kg. "Tôi đến quầy thực phẩm với ý định mua thịt lợn nhưng khi thấy giá quá cao thì quyết định không mua".
Chị S cho biết, trong bối cảnh lộn xộn như trên, đại diện Ban quản lý chợ Kim Quan có mặt nhưng đã không giải quyết được những bức xúc của khách hàng.
"Khi thấy người dân bất lực, tôi chỉ biết khuyên mọi người hãy bình tĩnh. Sau đó, tôi đã đến siêu thị để mua thực phẩm. Phải nói rằng, giá bán thịt lợn tại siêu thị thấp hơn rất nhiều so với giá 300.000 đồng/kg. Có lẽ, từ nay, tôi sẽ lựa chọn thực phẩm tươi sống trong siêu thị để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và giá cả", chị S cho biết.
Chiều ngày 9/3, trao đổi với PV, ông Đinh Quang Luận, Chủ tịch UBND phường Việt Hưng (Long Biên) xác nhận sự việc trên đã xảy ra tại chợ Kim Quan vào ngày 7/3.
Ông Luận cho biết: "Một bộ phận tiểu thương lợi dụng dịch để tự ý tăng giá bán. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin phản ánh, chúng tôi đã nhanh chóng có mặt và cùng Ban Quản lý chợ Kim Quan kiểm tra, xác minh. Chúng tôi đã chấn chỉnh giá cả hàng hóa tại chợ này".
Ông Luận khẳng định: "Đây là chợ dân sinh, tự phát trong khu dân cư nên cả khách hàng lẫn tiểu thương đều quen biết nhau cả. Khi có mặt tại chợ, chúng tôi đã yêu cầu các tiểu thương ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành giá bán theo quy định của nhà nước. Qua theo dõi đến ngày hôm nay, sự việc đã không còn lặp lại".
Có mặt tại một số chợ dân sinh tại Hà Nội như Đồng Xa, Cầu Giấy, Trung Kính, Diễn, Quan Hoa, Bưởi…, ghi nhận của PV, nguồn cung hết sức dồi dào, giá không dao động lớn. Giá hoa cúc: 2.000 đồng/bông, táo ta: 20.000 đồng/kg, chuối xanh: 15.000-20.000 đồng/nải, thịt lợn: 140.000-180.000 đồng/kg, thịt bò thăn: 270.000 đồng/kg; gạo tám Điện Biên: 150.000 đồng/10kg; tám Thái: 200.000 đồng/10kg; rau muống: 7.000 đồng/mớ, nấm kim châm: 10.000 đồng/túi…
Hà Nội đã chỉ đạo các hệ thống phân phối tăng dự trữ hàng hoá từ 30-40%. Lượng hàng cung ứng tăng gấp 4-5 lần so với bình thường. TP.Hà Nội cũng tập trung công tác bình ổn thị trường, thường xuyên thành lập tổ công tác kiểm tra, đồng thời, yêu cầu các trung tâm thương mại, các nhà phân phối, các siêu thị báo cáo giá cả hàng ngày.
Thừa Thiên Huế: Ghi nhận du khách đầu tiên dương tính Covid-19 Tối 8-3, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã ghi nhận ca nhiễm Covid -19 đầu tiên là du khách ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/3 Tính đến 7h sáng nay, ngày 9/3, thế giới đã có trên 109 nghìn ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 với 3.805 ... |
Bí mật trong phòng áp lực âm có gì đặc biệt? Để tránh tình trạng lây nhiễm chéo, các bệnh viện đã xây dựng những phòng cách ly đặc biệt, gọi là phòng áp lực âm. ... |
Chuyên gia mách bạn cách đơn giản phòng lây nhiễm COVID-19 Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid -19) nguy hiểm thế nào? Vì sao số người nhiễm bệnh vẫn ... |