Hai xe bọc thép BRDM-2 được huy động sẵn sàng ứng cứu dân trong bão số 6. Ảnh baomoi.co |
BRDM-2 là dòng xe thiết giáp trinh sát có khả năng lội nước do Liên Xô chế tạo từ năm 1962 đến năm 1989 với số lượng xuất xưởng 7.200 chiếc nhằm thay thế cho BRDM-1. BRDM-2 còn có tên định danh khác là BTR-40PB. Xe có trọng lượng 7,7 tấn, chiều dài 5,75 m, chiều rộng 2,37 m, chiều cao 2,31 m. Giáp của xe có độ dày 14 mm ở phần mũi, 10 mm xung quanh và phía trước tháp pháo, 7 mm hai bên hông và phần sau cũng như nóc tháp pháo, 5 mm ở phần thân trên.
Báo cáo với Sở Chỉ huy về công tác ứng phó bão số 6, đại tá Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quan sự tỉnh Bình Định cho biết: Đơn vị đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc duy trì nghiêm kíp trực sẵn sàng chiến đấu 24/24, kịp thời theo dõi, nắm chắc tình hình của bão. Đồng thời, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cứu nạn cứu hộ trong mưa bão như: 1 xuồng ST750, 10 xuồng ST660, 23 xuồng composite, 2 xuồng nhôm, 6 xuồng ST450, 4 xuồng Crưm, 1 xe cẩu, 16 xe chỉ huy… cũng như giường, chiếu, vật chất sinh hoạt tại các phòng tập trung cho 1.785 cán bộ, chiến sĩ của tỉnh và các địa phương sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
Ngoài ra, đơn vị cũng đã triển khai kế hoạch hiệp đồng với các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn. Khi có tình huống sẽ phối hợp cơ động xử lý, không để bị động.
Cùng với huy động hai xe bọc thép BRDM-2 sẵn sàng ứng cứu dân khi bão số 6 đổi bộ, Sở chỉ huy Quân khu 5 đặt tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định cũng khẩn truewowng họp bàn phương án ứng phó với bão số 6. Ảnh baobinhdinh.com.vn |
Cũng liên quan đến công tác phòng chống bão số 6, chiều ngày 10.11, Giám đốc Sở Y tế Bình Định Lê Quang Hùng cho biết, Sở đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát phương án sẵn sàng ứng phó với bão số 6, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu, xảy ra lũ quét, sạt lở đất…, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.
Triển khai các phương án bảo vệ cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh, nhân viên y tế, thuốc, trang thiết bị y tế. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, cập nhật các thông tin về diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động triển khai các biện pháp đối phó kịp thời.
Sở cũng đã họp khẩn và kiểm tra trực tiếp công tác đảm bảo y tế ứng phó với cơn bão số 6 tại một số cơ sở điều trị tại các vùng nguy cơ, như Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, xã đảo Nhơn Châu (thành phố Quy Nhơn) và các huyện miền núi. Qua báo cáo và kiểm tra thực tế cho thấy, các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai phương án ứng phó với bão theo phương châm “4 tại chỗ”; chủ động rà soát, điều chỉnh phương án sơ tán, di dời trang thiết bị y tế và người bệnh khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng cấp cứu, điều trị cho nạn nhân, bệnh nhân trong mọi tình huống.
Huy động hai xe bọc thép BRDM-2 trực chiến sẵn sàng ứng cứu dân khi bão đổ bọ, Thiếu tướng Cao Phi Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 5 còn trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng phó bão số 6 tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh baobinhdinh.com.vn |
Các cơ sở điều trị trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân do ảnh hưởng của bão, mưa lũ; chuẩn bị các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ tuyến dưới. “Đặc biệt, các đơn vị y tế phải đảm bảo điều kiện cấp cứu, điều trị an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; giảm thiểu thiệt hại cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.
Trường hợp khẩn cấp, di dời bệnh nhân đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, chuẩn bị đủ nước uống, thực phẩm trong 48 giờ cho nhân viên y tế và người bệnh, hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Quan trọng nhất, các cơ sở điều trị sẵn sàng máy phát điện dự phòng, xăng, dầu, đèn sạc dự phòng, đèn dầu; thuốc và vật tư y tế; tăng nhân lực trực bão....”, ông Lê Quang Hùng nhấn mạnh.
Bão số 6 giật cấp 13 đổ bộ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, gió mạnh |
Kon Tum khẩn cấp ứng phó với bão số 6 |
Lên phương án di dời dân khẩn cấp tránh bão số 6 |