Theo tiêu chuẩn, mỗi công nhân sẽ nhận 5kg gạo/lần |
Để người lao động đảm bảo lương thực tối thiểu
Cây ATM gạo được Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam phối hợp với UBND thị xã Duy Tiên, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Hội Tấm lòng vàng tỉnh khai trương trong chiều ngày hôm qua, đặt tại Trung tâm văn hoá - thể thao công nhân lao động Khu công nghiệp Đồng Văn (huyện Duy Tiên). Đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến động viên, chia sẻ với các gia đình, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19.
Trong đợt 1, cây ATM gạo sẽ phát gạo miễn phí từ ngày 18/4 đến ngày 25/4. Để có được cây ATM gạo này, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Hội Tấm lòng vàng tỉnh kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm cùng với tổ chức Công đoàn hỗ trợ gạo cho các đối tượng hộ nghèo và công nhân lao động làm trong khu công nghiệp bị giảm sút, mất việc làm, đời sống khó khăn. Ngoài hình thức cây ATM gạo, các nhà hảo tâm còn hỗ trợ người lao động nghèo vượt qua đại dịch bằng nhiều hình thức khác.
Theo đồng chí Trịnh Văn Bừng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam: Với tinh thần không để đoàn viên, người lao động nào bị bỏ lại phía sau trong dịch Covid -19, hoạt động này nhằm đáp ứng lương thực tối thiểu cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Qua chương trình này, thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh; của các cấp, các ngành; sự tin tưởng, đồng hành của các tổ chức cá nhân đối với tổ chức công đoàn trong việc chăm lo lợi ích cho người lao động.
Trong ngày đầu khai trương cây ATM gạo, ban tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân ở trong và ngoài tỉnh với tổng số hơn 25 tấn gạo, 1 máy phát gạo tự động và hơn 100 triệu đồng tiền mặt. Trong ngày 18/4, đã có nhiều công nhân lao động đến nhận gạo, mỗi người được nhận 6 kg gạo/lần. Những công nhân thuộc diện hỗ trợ sẽ được phát phiếu nhận gạo. Việc này giúp ban tổ chức dễ dàng điều tiết, sắp xếp số lượng người đến nhận gạo hằng ngày, tránh tập trung đông người. Trước khi vào nhận gạo, công nhân lao động được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách 2m theo quy định.
Đồng chí Trịnh Văn Bừng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam trao gạo cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn |
Tích cực chăm lo cho công nhân lao động khó khăn do dịch Covid-19
Hà Nam là địa phương nằm trong nhóm 12 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra. Trên địa bàn tỉnh có tổng số 410 doanh nghiệp nước ngoài có tổ chức công đoàn (trong đó, doanh nghiệp Trung Quốc là 52 đơn vị; doanh nghiệp Hàn Quốc là 114 đơn vị, doanh nghiệp Nhật Bản là 70 đơn vị; doanh nghiệp các nước khác là 166). Số lao động là người nước ngoài tại các công đoàn cơ sở là 1.270 người. Đây là những doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp nhất của dịch bệnh Covid-19.
Tính đến ngày 9/4/2020, đã có 43/410 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, khiến tổng số lao động bị ảnh hưởng đời sống, việc làm là 4.573 người. Trong đó: 1.230 công nhân lao động phải chấm dứt hợp đồng; 2.704 lao động phải ngừng việc; 639 lao động bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp nghỉ tự phòng dịch hoặc chuyển việc khác do công ty không đảm bảo việc làm. Số lao động tạm nghỉ được doanh nghiệp hỗ trợ 1 tháng lương tối thiểu vùng (3.430.000 đồng) là 350 người. Số lao động cách ly theo yêu cầu được doanh nghiệp chi trả 70% đến 100% lương. Số lao động tự cách ly được doanh nghiệp trả lương bằng mức lương tối thiểu vùng trong tháng 1, tháng 2 là 531 người.
Ngoài các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất hoặc không có nguồn hàng, đơn hàng nên không thể duy trì hoạt động, phải cho công nhân chấm dứt hợp đồng hoặc tạm chấm dứt hợp đồng cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. Trong số đó có Công ty TNHH may Chung Nhật (huyện Bình Lục) cho 50/50 công nhân ngừng việc. Công ty TNHH Dũng Chung cho 20/20 công nhân nghỉ do thiếu nguyên liệu. Công ty TNHH Leojin Việt Nam cho 820 công nhân nghỉ theo diện tạm hoãn hợp đồng do thiếu nguyên liệu sản xuất… Một số doanh nghiệp không xuất khẩu được hàng sang các nước Châu Âu do dịch như Công ty TNHH Meitoku Engineering Việt Nam… cũng sản xuất cầm chừng.
Các tổ chức, nhà hảo tâm ủng hộ công nhân nghèo |
Mặc dù trên địa bàn tỉnh Hà Nam chưa có công nhân nhiễm Covid-19, nhưng nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 trong công nhân lao động vẫn rất cao. Tính đến 15h00 ngày 9/4/2020 số người lao động đang cách ly là: 530 người (Trong đó: thực hiện cách ly tại nhà là 520 người; cách ly theo yêu cầu của y tế là 10 người).
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngay sau khi nhận được Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh; Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động nắm tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng của dịch bệnh tới doanh nghiệp và người lao động. 100% các cấp công đoàn đã triển khai thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 tới đoàn viên, người lao động. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị doanh nghiệp trang bị khẩu trang, nước rửa tay cho công nhân. CĐCS phun tiêu độc khử trùng vệ sinh là 1.122 CĐCS, đạt tỷ lệ 100%. Các CĐCS khối doanh nghiệp đều đo thân nhiệt cho khách đến và CNLĐ khi vào cổng; trang bị khẩu trang, nước rửa tay, phun khử trùng nhà máy, nơi làm việc để đảm bảo môi trường làm việc.
Các cấp công đoàn tích cực tuyên truyền vận động doanh nghiệp hỗ trợ người lao động khi phải nghỉ việc do dịch. Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo khảo sát số lượng công nhân bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Có kế hoạch hỗ trợ, 5 tấn gạo cho 50 gia đình công nhân khó khăn, hỗ trợ 300 kg gạo cho 30 hộ công nhân lao động trong các khu nhà trọ và tổ công nhân tự quản khu nhà trọ. Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn các khu công nghiệp vận động chủ nhà trọ giảm giá cho công nhân lao động thuê nhà. Kết quả, hàng trăm hộ công nhân được giảm giá thuê nhà từ 10% - 20%/ tháng trong 03 tháng.
Ngoài ra, Công đoàn các khu công nghiệp đã vận động doanh nghiệp ủng hộ bằng hiện vật cho Bệnh viện tỉnh Hà Nam để chung tay đầy lùi dịch bệnh Covid-19. Cụ thể: Công Ty TNHH Việt Phương, Công ty TNHH NN Tâm Việt và Công ty XNK Minh Hải đã ủng hộ bệnh viện đa khoa tỉnh 01 máy X- Quang trị giá trên 1 tỷ đồng; Liên đoàn Lao động huyện Bình Lục vận động Câu lạc bộ thiện nguyện Thanh Tâm Hà Nam hỗ trợ công nhân bị ảnh hưởng do dịch Covid -19 là 10 suất quà, tổng giá trị 6 triệu đồng; Công ty TNHH Dũng Chung hỗ trợ 500 khẩu trang cho công tác phòng chống dịch của huyện Bình Lục.
Liên đoàn Lao động tỉnh đã ủng hộ 500 kg gạo cho cán bộ, chiến sỹ tuyến đầu chống dịch Covid-19. |
Liên đoàn Lao động tỉnh đã ủng hộ 500 kg gạo cho cán bộ, chiến sỹ tuyến đầu chống dịch Covid-19 và những công dân đang cách ly tập trung tại Trung đoàn 151 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh). Đồng thời, trao 10 triệu đồng hỗ trợ cán bộ, y, bác sỹ đang làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19.
Đến nay, đoàn viên, CNVC-LĐ trên địa bàn tỉnh rất tin tưởng và chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch tại nơi làm việc cũng như nơi cư trú.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/4 Tính đến 7h sáng ngày 19/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,3 triệu người nhiễm virus ... |
Hành trình phức tạp của virus corona trong cơ thể người như thế nào? Virus corona có thể đi vào tận mạch máu, từ đó xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. |
Hãy gọi đó là sự bảo kê! Bên cạnh dịch Covid-19, trong những ngày qua, dư luận xã hội cũng dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới những thông tin liên ... |