Thanh niên khởi nghiệp: Có vấp ngã, ngã dúi dụi vẫn phải đứng dậy đi tiếp... |
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Trưởng ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Đỗ Chí Thành - Bí thư Chi đoàn Thanh niên Cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia Chương trình.
Chi đoàn Thanh niên Cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm quan tại khu vực thực dân Pháp giam cầm các chiến sĩ cộng sản được xếp vào diện "nguy hiểm". Ảnh: THC |
Theo Bí thư Chi đoàn Thanh niên Cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam Đỗ Chí Thành, năm 2023 là năm diễn ra đại hội công đoàn các cấp, hướng tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Đây là sự kiện chính trị quan trọng, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của tổ chức Công đoàn trong 5 năm tới.
Đặc biệt, năm 2023 cũng là dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh - Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày nay). Chương trình là dịp để các đoàn thể, hội viên, đoàn viên thuộc Cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam ôn lại truyền thống hào hùng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, tinh thần và ý chí của các chiến sĩ cộng sản, trong đó có lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Từ đó, mỗi người bằng nhận thức và hành động của mình sẽ đóng góp nhiệt huyết, sức trẻ nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị công tác.
Tham gia chương trình, các thành viên được nghe hướng dẫn viên kể về thời kỳ đấu tranh lâu dài, bền bỉ và gian khổ của các chiến sĩ cách mạng ở một trận địa vô cùng khắc nghiệt: Nhà tù Hỏa Lò. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng như địa ngục trần gian với mục đích đày đọa thể xác và tinh thần, hòng lung lạc ý chí của các chiến sĩ cộng sản.
Chi đoàn Thanh niên cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam lắng nghe câu chuyện vượt ngục của các chiến sĩ cộng sản. Ảnh: THC |
Theo các tài liệu lịch sử, từ cuối năm 1930 đến đầu năm 1931, thực dân Pháp giam tại Nhà tù Hỏa Lò 1.800 tù nhân trong không gian chật hẹp, tăm tối, bị xiềng xích, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Trong số đó có các đồng chí: Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Lê Duẩn, Khuất Duy Tiến... Những đồng chí bị chúng xếp vào loại "nguy hiểm" thì bị giam vào nhà lim chật hẹp, tối tăm, bị tra tấn dã man… Với lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, những chiến sĩ cách mạng kiên trung vẫn xây dựng khối đoàn kết một lòng và tuyên truyền, huấn luyện, đấu tranh với địch.
Đặc biệt, các thành viên được thăm buồng tối nơi lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh bị giam cầm và thần thái của Người trước khi lên đoạn đầu đài vẫn đấu tranh vì chân lý, vì lẽ phải và để lại cho hậu thế kinh nghiệm quý về vận động công nhân của mình. "Công nhân vận động” là trước tác được lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh viết trong tù, trước ngày nhận án chém. Đây là những đúc kết kinh nghiệm hoạt động, những tâm huyết mà lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh muốn truyền lại cho các cán bộ công đoàn tiếp bước.
|
Được thăm quan, tìm hiểu về Di tích Nhà tù Hỏa Lò, các thành viên càng thấm thía bài học về tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng của thế hệ cha anh. Trong đó, câu chuyện về lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh đã khiến các thành viên rất xúc động.
"Đây là dịp để chúng tôi thấu hiểu, ôn lại những khó khăn vất vả, thậm chí là phải trả bằng máu xương của thế hệ trước. Thăm quan Nhà tù, nhiều cảm xúc đan xen: Ghê sợ sự tàn ác của thực dân Pháp, thương xót đến nể phục ý chí kiên cường của ông cha ta, từng bước bẻ gãy ý chí của địch. Chúng tôi thấy trách nhiệm của tuổi trẻ phải sống và làm việc thật tốt, cống hiến sức mình để bày tỏ lòng tri ân, kính trọng với thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh vì dân, vì nước. Trong đó có tấm gương lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh - người sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam" - đoàn viên Ngọ Duy Tân Cường chia sẻ.
Các thành viên trong Đoàn bên góc tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: THC |
Trong quá trình vận động thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn Đức cảnh là nhân vật đặc biệt, có tri thức, tầm nhìn và uy tín rất lớn. Trước sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân, ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách công tác công nhân vận động.
Trong bối cảnh giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, trưởng thành về ý thức hệ, đòi hỏi phải có tổ chức Công hội để lãnh đạo phong trào đấu tranh, ngày 28/7/1929, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất tại số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh được bầu làm Hội trưởng lâm thời Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, phụ trách xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay).
Các thành viên trong Đoàn xúc động khi đứng trong buồng giam mà thực dân Pháp giam cầm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh. Ảnh: THC |
Lộ diện hình ảnh Toyota Veloz Cross khác biệt trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam So với mẫu xe trưng bày ở Triển lãm ô tô Việt Nam 2022, hình ảnh Toyota Veloz Cross được đăng tải trên Cục Đăng ... |
Thủ tướng tham dự Chương trình "Tết sum vầy - Xuân gắn kết" với NLĐ tại Nam Định Sáng 15/1, tại tỉnh Nam Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Chương trình "Tết sum vầy - Xuân gắn kết" với ... |
Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi nhằm đảm bảo hài hòa ... |