![6 điểm mới trong chế độ thai sản năm 2025 cho người tham gia BHXH bắt buộc](https://laodongcongdoan.vn/stores/news_dataimages/2025/022025/05/01/croped/thumbnail/back-050220250205014038.png?250205061126)
![]() |
Giấc ngủ co ro, chập chờn nơi vỉa hè tại các chợ hoa Tết - Ảnh: M.K |
Từ đầu tháng Chạp, không khí Tết đã tràn ngập hai bên vỉa hè dọc tuyến đường Lạc Long Quân (Hà Nội) với đủ loại cây, hoa trang trí từ khắp nơi đem về. Do phải bán hàng ngoài trời nên những chủ hàng phải dựng tạm những lều, lán ọp ẹp, dúm dó bằng vải bạt, áo mưa để lấy chỗ nghỉ ngơi hàng đêm trong tháng cao điểm này.
23h đêm, tại túp lều trống huếch trống hoác của mình tại hàng dừa ven hồ Tây, anh Thuận (29 tuổi) chia sẻ với Cuộc sống an toàn: "Mọi người nhìn vào thì chắc cũng hiểu được nỗi khổ của những người lao động chúng tôi. Nhưng vì đồng tiền cho gia đình nên phải chịu khó thôi, năm nào anh em tôi cũng sống cảnh này cả tháng trời. Buổi đêm không ngủ được vì phải trông đào. Đến 4 - 5h sáng thì chợp mắt được một lát. Bây giờ cây để ở đường thế này, đêm lại nhiều thành phần phức tạp nên cứ phải cẩn thận. Có những hôm gió mùa về rất lạnh, lại gần hồ Tây nên càng lạnh hơn. Nói chung tháng Tết này rất mệt, nhưng dù có thế nào thì cũng phải làm hết sức".
Anh Thuận cho biết mặc dù gia đình anh ở Phú Thượng, Tây Hồ, có nghề trồng đào từ thời các cụ nhưng lứa tuổi của anh ít người nối nghề vì quá vất vả. Bản thân anh là người làm nghề kỹ thuật, vào mỗi dịp Tết thì tham gia phụ giúp bố mẹ trong việc bán đào.
![]() |
Những người bán hoa, cây cảnh ở chợ hoa Tết vỉa hè phải thay nhau túc trực để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình - Ảnh: M.K |
Cách lều của anh Thuận vài chục mét, anh Đức (Hoài Đức, Hà Nội) đang ngồi khoanh chân lướt điện thoại trong túp lều bằng khung sắt có vẻ khá kiên cố. Được biết anh và người bạn cùng làng góp vốn buôn đào, ra đây từ ngày 16 âm lịch và sẽ dọn hàng vào tối 30 Tết.
Anh nói: "Lều này ngủ thì kín gió nhưng 2 anh em nằm hơi chật, không được thoải mái. Thường thì khoảng 11-12h đêm chúng tôi giăng lưới phía ngoài vỉa hè để quây kín các chậu đào rồi mới đi ngủ. Nhưng vừa ngủ vừa lo mất cắp nên cũng không được sâu giấc, thỉnh thoảng vẫn phải bảo nhau dậy ngó nghiêng cho yên tâm. Sáng khoảng 6h chúng tôi đã dậy rồi thay nhau đi ăn sáng".
Anh Đức hiện đang là nhân viên lái xe của công ty chuyên sản xuất len xuất khẩu thuộc Cụm công nghiệp Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Do mặt hàng này nhiều việc vào mùa hè, ít việc vào mùa đông cho nên từ 3 năm nay anh xin công ty tạo điều kiện cho nghỉ Tết sớm, cải thiện thu nhập bằng cách nhập đào về bán. Anh cho biết công việc này còn mệt mỏi và hại sức hơn cả nghề lái xe bởi làm việc ở ngoài trời lạnh kéo dài, ăn uống thất thường, trong khi ngủ không đủ giấc.
![]() |
Một người ngủ, một người thức để trông coi đào - Ảnh: M.K |
![]() |
Tạm chợp mắt trong thùng carton - Ảnh: M.K |
Dọc tuyến đường Lạc Long Quân - Âu Cơ và nhiều điểm chợ hoa Tết khác trên TP Hà Nội, có rất nhiều túp lều được dựng lên để những người bán hàng có chỗ chui ra chui vào nghỉ ngơi. Có những lán rộng, đủ chỗ cho nhiều người. Hàng đêm, họ tập trung ăn uống, trò chuyện và cùng nhau trông hàng.
Biết bao câu chuyện vui buồn của cuộc sống cũng được sẻ chia trong những lán trại lụp xụp ấy... để rồi họ càng trân trọng giá trị của lao động, như tâm sự của Tín - một thanh niên trẻ người Sơn La: "Bọn em được ông chủ thuê xuống đây trông coi và bán hàng. Đêm thì rét co ro, thằng này ngủ thì thằng kia thức, vì nhỡ mất cành đào thì tiền công làm cả tháng có khi chẳng đủ. Anh thấy đấy, kiếm được đồng tiền đâu phải dễ, nhưng không làm thì lấy gì mà ăn".
![]() Trong khi hàng triệu công nhân trên khắp cả nước được vui "Tết sum vầy" thì tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), gần 300 ... |
![]() Bóng dáng Thường Châu và cái bóng của những anh chàng David dường như vẫn còn đọng lại sâu đậm trong tâm trí CĐV yêu ... |
![]() Vào dịp giáp Tết, khi màn đêm buông xuống, chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) lại sáng rực ánh đèn và hối hả những ... |