Thứ bảy 27/04/2024 15:20

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Đời sống - NGUYỄN VĂN CÔNG

Làm việc tốt có nhiều cách nhưng chọn cách đi vá đường như Phạm Văn Hiếu chắc không nhiều. 14 năm qua cứ gặp đoạn đường nào bị hỏng là Hiếu vá đường để người tham gia giao thông đi lại được an toàn.

Tôi làm công việc vá đường này chỉ mong ai tham giao giao thông cũng được an toàn. Bản thân tôi từng là nạn nhân khi đi vào ổ gà và ngã ra đường nên rất hiểu sự nguy hiểm” – anh Phạm Văn Hiếu, công nhân giao hàng tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thành Thắng (Hà Nội) chia sẻ.

“Bác sĩ” của những con đường

Anh Hiếu sinh năm 1991 ở thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Anh Hiếu kể lại rằng, vào một chiều tối mưa năm 2010, trên đường đi làm về anh đã đi vào một ổ gà ngập nước và bị ngã ra đường. Rất may do lúc đó đi với tốc độ chậm cũng như không có xe nào đi phía sau nên anh chỉ bị trầy xước ngoài da. Tấp vào lề đường nghỉ ngơi, anh tận mắt chứng kiến một người phụ nữ khác cũng đi vào ổ gà ngập nước đó và cũng ngã ra đường.

Về nhà, anh Hiếu suy nghĩ rất nhiều. Nếu như không ai vá ổ gà đó thì sẽ còn nhiều người ngã xe, mình là người biết sự nguy hiểm mà không có cách nào ngăn chặn thì không được.

“Những cảnh tượng người ngã xe tại ổ gà cứ ám ảnh tôi trong giấc ngủ. Sáng dậy tôi quyết định sẽ đi vá những ổ gà gặp trên đường, còn lưỡng lự ngày nào thì sẽ còn có những vụ tai nạn xảy ra”, anh Hiếu nói.

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Hiếu đã tình nguyện vá đường 14 năm nay, chủ yếu thực hiện vào buổi tối - Ảnh: Nguyễn Văn Công

Vốn là một công nhân giao giấy nên Hiếu thường xuyên đi lại trên đường, những ổ gà Hiếu gặp không phải ít. Để có nhựa đường, đá dăm vá đường, thời gian đầu Hiếu đã bỏ tiền túi ra mua nguyên liệu và chờ đến khoảng 9 giờ tối, khi phương tiện giao thông ít, Hiếu mới vá đường. Vá xong, Hiếu nhờ xe tải cán qua cho bằng phẳng, đợi khô mới về. Những ổ gà đầu tiên Hiếu vá ở trên đường Tam Trinh, đường Trường Chinh, tuyến đường gom cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ…

Thấy con trai đi làm cứ đêm mới về nhà, bà Lê Thị Chiến rất lo lắng. Khi biết con đi vá đường, bà đã ngăn cản hết sức nhưng không được.

“Bình thường cứ 7 giờ tối là Hiếu đi làm về nhưng đợt đó cứ thấy 11 giờ đêm mới về, tôi hỏi thì con bảo tăng ca. Mãi sau mới biết con đi vá đường. Tôi bảo đấy là việc của cơ quan chức năng, con đi vá đường ai ghi nhận mà có khi họ tưởng “phá đường” họ lại bắt đấy nhưng Hiếu bảo, mẹ cứ yên tâm con không làm việc gì xấu đâu”, bà Chiến tâm sự.

Quả thật, trong những lần vá đường đã có không ít lần Hiếu bị người dân hiểu lầm. “Có lần vào lúc khoảng 20 giờ, tôi đang lấy chậu tát nước tại một ổ gà khá lớn để chuẩn bị vá đường. Thấy tôi lúi húi làm một mình, người dân nghi ngờ và báo chính quyền địa phương. Sau khi nghe tôi giải thích, người dân đã hiểu việc làm của tôi và hỗ trợ tôi điều khiển giao thông, vá đường”, Hiếu vui vẻ nói.

Những chú “ong thợ” cần mẫn trong đêm

Nhiều năm tình nguyện vá đường, Hiếu chẳng khoe khoang với ai cũng chẳng có một tấm hình nào trên trang cá nhân Facebook, bởi việc làm của Hiếu xuất phát từ tấm lòng, không vì thành tích hay hư danh. Hiếu độc hành trên hành trình trị thương những con đường để cảm thấy được nhẹ lòng, thanh thản.

Khi tôi hỏi Hiếu đã vá được bao nhiêu đoạn đường, anh nói chẳng nhớ nổi vì không liệt kê hay “đánh dấu” những đoạn đường mình đã vá mà chỉ biết cứ đâu đường hỏng sẽ cố gắng vá sớm nhất. Trung bình cứ một tuần anh đi vá đường 2 – 3 lần, địa bàn chủ yếu là khu vực phía Nam TP Hà Nội.

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Nhóm bạn trẻ sát cánh cùng Hiếu (ngoài cùng bên trái) vá đường đã được 7 năm nay - Ảnh: Nguyễn Văn Công

Thấy chàng trai hì hục vá đường một mình, không áo phản quang, không ai điều tiết giao thông, một số bạn trẻ đã chung tay cùng Hiếu vá đường và thành lập Nhóm Thanh niên thiện nguyện Thường Tín năm 2016. Từ đó công việc vá đường của anh đã có thêm đồng đội và được thực hiện bài bản, đều đặn hơn. Hễ thành viên nào trong nhóm phát hiện có ổ gà là sẽ đưa thông tin lên và nhóm sẽ tiến hành vá sớm nhất.

Không chỉ bỏ công mà các bạn trẻ còn tự nguyện đóng góp kinh phí mua vật liệu vá đường. Ngoài ra nhóm cũng được một số chủ công trình cho vật liệu khi họ thừa không sử dụng đến. Địa bàn vá đường cũng càng ngày được mở rộng, ban đầu chỉ khu vực phía nam TP Hà Nội dần dần đã lan ra cả TP và một số tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình...

Bà Lê Thị Viết, 50 tuổi, thành viên nhóm cho biết: “Tôi tham gia nhóm được mấy năm rồi, cứ ở đâu thấy đường hỏng là mọi người bảo nhau đi vá chứ không có lịch cụ thể. Ai có công bỏ công, ai có tiền góp tiền, chỉ mong không ai bị ngã xe từ những ổ gà, ổ voi, ai cũng được bình an trên con đường về nhà”.

Trong số hàng trăm “vết thương” đã chữa trị cho những con đường, Hiếu nhớ nhất lần vá đường gần nhà máy đường Vạn Điểm (huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đoạn đường có một ổ voi rất to (khoảng 6 mét), sau khi Hiếu nêu kế hoạch vá đường đã được rất nhiều người giúp đỡ từ xe chở vật liệu đến nhân công.

“Lúc đó nhóm có khoảng 7 – 8 bạn đi vá nhưng vừa bắt đầu công việc thì người dân xung quanh đã đến giúp đỡ rất đông, chỉ một lúc đã vá xong. Sau đó nhờ xe tải cán qua cho bằng phẳng, một ổ voi đã bị xoá sổ trong chốc lát”, Hiếu kể.

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Anh Hiếu (thứ sáu, từ trái) nhận danh hiệu "Người tốt, việc tốt" của UBND TP Hà Nội 2023 - Ảnh: NVCC

Hiện, khi đã có gia đình nhỏ nhưng Hiếu vẫn không bỏ việc vá đường. Trong gian chái nhỏ nhà Hiếu ngổn ngang các bao tải nhựa đường, búa, găng tay... để vá đường. Anh bảo, để đảm bảo đúng kỹ thuật anh đã học hỏi kỹ thuật từ một anh bạn kỹ sư cầu đường, tránh việc vá không đúng kỹ thuật lại hỏng đi hỏng lại.

Chị Lê Thị Phượng, vợ anh Hiếu chia sẻ: “Đi làm cả ngày đêm lại đi vá đường tôi rất lo cho sức khoẻ của chồng. Tuy nhiên, anh bảo đây là cái nghiệp mang vào thân rồi, không làm thì trong lòng rất trăn trở. Nhiều đêm, cả gia đình tôi cũng đi vá đường, con gái nhỏ 6 tuổi cũng hiểu việc làm của bố góp ích cho cộng đồng nên chẳng than phiền. Tôi chỉ mong chồng và các anh em đi vá đường được an toàn”.

Cho đi giọt máu đào

Trong căn nhà nhỏ đơn sơ của Hiếu chẳng có mấy đồ đạc có giá trị, ngay cả đến những giấy khen được tặng Hiếu cũng cất trong tủ chẳng treo lên vì sợ bị nói khoe khoang, màu mè. Nhưng có một thứ Hiếu nhiệt tình “khoe” đó chính là 70 “cuốn sổ đỏ” chứng nhận hiến máu nhân đạo.

Hiếu tham gia hiến máu từ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Quân đoàn 1, từ đó cứ khi nào đủ điều kiện Hiếu lại xuất hiện tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để hiến máu toàn phần và hiến tiểu cầu. Hiếu còn đăng ký hiến máu khẩn cấp tại một số bệnh viện để khi bệnh viện cần máu anh sẽ đến ngay.

"Có lần đang đêm, tôi nhận được điện thoại cần máu gấp từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tôi liền đi gần 30km đến hiến máu. Đêm rất lạnh nhưng trong lòng tôi rất ấm áp vì đã góp giọt máu kịp thời cứu chữa bệnh nhân”, anh Hiếu nói.

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Hiếu đã 70 lần tham gia hiến máu, trong đó khoảng 30 lần hiến máu toàn phần, 40 lần hiến tiểu cầu - Ảnh: NVCC

Trên đường đi giao hàng, cứ gặp tai nạn giao thông là Hiếu dừng lại hỗ trợ nạn nhân đưa họ vào cơ sở y tế cho dù có đang vội đến đâu. Anh bảo, không nhớ đã đưa bao nhiêu nạn nhân vào bệnh viện, gần nhất anh đã đưa một người bị ngã xe trên đoạn đường gom cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vào bệnh viện. Tôi hỏi anh có sợ bị người nhà nghi hôi của hay nghĩ là người gây ra tai nạn không? Anh cười hiền nói, nếu sợ thì tôi đã không dừng lại giúp họ. Tôi giúp người bằng cái tâm nên không sợ họ hiểu nhầm, tôi chỉ biết nếu để họ nằm ở đường như vậy thì rất nguy hiểm, đặc biệt vào lúc đêm tối.

Đồng chí Lê Đức Thọ - Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Thường Tín cho biết: “Việc làm của anh Hiếu cũng như Nhóm bạn trẻ suốt 13 năm qua rất đáng trân trọng thể hiện tinh thần tuổi trẻ cống hiến cho cộng đồng. Ngoài vá đường, nhóm của Hiếu còn thường xuyên tổ chức dọn rác, trồng cây xanh và vận động làm thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời éo le, khó khăn. Với những việc làm ý nghĩa trên, năm 2023, anh đã được tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" của UBND TP Hà Nội trao tặng”.

Góp ý về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội để tăng quyền lợi cho lao động nữ Góp ý về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội để tăng quyền lợi cho lao động nữ

Những ý kiến của công đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội phù ...

Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn

Mặc dù doanh nghiệp, chính quyền đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ lao động nữ di cư nhưng mới chỉ đáp ứng ...

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Doanh nghiệp bồi thường gia đình công nhân tử vong Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Doanh nghiệp bồi thường gia đình công nhân tử vong

Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) đã tiến hành chi trả bồi thường cho 5 thân nhân, gia đình người lao động tử vong ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết Tôi công nhân

Nghỉ lễ 30/4 -1/5: 03 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch NLĐ nên biết

Chọn địa điểm du lịch gần, chọn phương tiện di chuyển phù hợp, mang theo những vật dụng “cây nhà lá vườn" là 3 mẹo tiết kiệm chi phí du lịch dịp 30/4 - 01/5 mà người lao động có thể áp dụng để có một kỳ nghỉ ý nghĩa mà không quá tốn kém.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024 Infographic

Cơ cấu tiền lương của công chức từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 01/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương như sau:
Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất

Bản tin công nhân ngày 26/4 gồm những nội dung chính sau đây: Hơn 5.000 vị trí việc làm dành cho người lao động; Nên cho người lao động rút 50% tiền BHXH một lần; Cách đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất; Nghỉ hết 6 tháng thai sản, xin nghỉ thêm được không?...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Đời sống -

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Cuộc thi "Chuyện đời tôi" đang đến hồi kết. Tuần từ 5/4 - 12/4/202 có 31 video dự thi với nội dung khá phong phú, đối tượng dự thi trải rộng ở nhiều ngành nghề.

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Đời sống -

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế có những gam màu tối, không ít doanh nghiệp ngành May đóng cửa thì câu chuyện nữ công nhân may sau bao năm bôn ba xứ người trở về quê lập ra công xưởng, vượt lên bao khốn khó để tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nghèo nhiều năm qua là điểm sáng ở một vùng quê Quảng Trị. Chị là Trần Thị Mỹ Ngọc, hiện là Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Song Tiến, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Đời sống -

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ ngày 27/4 đến hết 1/5/2024.

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Đời sống -

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Video của một y sĩ quân y xuất sắc đoạt giải Nhất tuần trong cuộc thi "Chuyện đời tôi", với 33.500 lượt xem và 784 lượt chia sẻ.

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 – 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.

Nỗi niềm “thợ đọc”

Đời sống -

Nỗi niềm “thợ đọc”

Những ký ức xa xưa qua họ trở nên sống động; họ chính là những chiếc cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Và trong sâu thẳm… họ đã khóc trước khi làm người khác khóc trong hành trình âm thầm gìn giữ, phát huy để những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc được trường tồn…

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 - 1/5 sắp tới.