Việc sửa đổi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là cần thiết để giải quyết khó khăn, vướng mắc hiện tại. Ảnh :Minh họa |
Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 và hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, còn tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài…
Tuy nhiên, trải qua thời gian dài, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng bộc lộ một số bất cập. Trong đó: Một số quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với các Luật mới được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây như: Hiến pháp năm 2013, Bộ Luật lao động năm 2012, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015... Ngoài ra, luật pháp của các quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động cũng có nhiều thay đổi dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật.
Hiện tại, điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn chưa chặt chẽ như: quy định doanh nghiệp chỉ có phương án về cán bộ, cơ sở vật chất (doanh nghiệp chỉ phải hoàn thiện các điều kiện này sau khi được cấp giấy phép), điều kiện về tài chính còn tương đối dễ dàng (vốn pháp định là 5 tỷ, tiền ký quỹ là 1 tỷ), điều kiện về người lãnh đạo điều hành còn mở và không hoàn toàn phù hợp; thuật ngữ vốn pháp định hiện không còn trong quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nên gây khó khăn khi xác định việc đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp. Một số quy định về điều kiện cấp giấy phép được quy định tại Quyết định của Bộ trưởng - điều này không phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Hoặc quy định về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động chưa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Luật dân sự 2015 và xu hướng chung của các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Trước những vấn đề bất cập nêu trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, việc sửa đổi Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là cần thiết để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong các văn bản pháp luật cũng như phù hợp với xu thế dịch chuyển lao động quốc tế.
Có hiện tượng liên doanh, liên kết trá hình trong hoạt động xuất khẩu lao động Nhiều doanh nghiệp, cá nhân mượn phép, liên doanh, liên kết trá hình trong hoạt động xuất khẩu lao động, hoặc không được cấp giấy ... |
Việt Nam và Anh không có thỏa thuận tiếp nhận lao động Cho đến thời hiện tại ở khu vực châu Âu, Việt Nam chưa ký thỏa thuận hợp tác lao động với quốc gia nào, nhưng cũng có ... |
Đi xuất khẩu lao động, người huyện nghèo được vay 100% vốn ưu đãi Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ... |