Bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng nơi xảy ra vụ tai nạn sản khoa. |
Ông bà ta có câu "người chửa cửa mả" để nói đến mức độ nguy hiểm mà người phụ nữ có thể gặp được khi mang thai và sinh con. Nhớ lại giây phút sinh con đầu lòng tại bệnh viện Phụ Nữ, Đà Nẵng, chị Nguyễn T. L. (Hội An, Quảng Nam) vẫn chưa hết lo sợ. Chị L. nhập viện đúng theo ngày dự sinh là 22/9. Ngày chị L. nhập viện thì bụng thường xuyên lên cơn co thắt. Tuy nhiên, mãi hai ngày sau, những cơn co thắt cứ kéo dài khiến chị L. đau đến kiệt sức nhưng lại không có tiến triển nhiều.
Sang ngày thứ ba, bác sĩ bệnh viện Phụ Nữ quyết định cho chị L. sinh mổ và thăm khám sức khỏe, mạch thường xuyên. Khi vào phòng mổ, bác sĩ gây tê, khoảng một lúc sau thì bắt đầu mổ. Chị L. rùng mình khi nhớ lại thời điểm đó.
“Đúng ra tôi phải không có cảm giác gì cả, nhưng không, vết rạch rất đau, tôi la lên cho bác sĩ. Họ nghe tôi la, rồi bảo rằng chắc thuốc chưa ngấm, chờ thêm 5 phút nữa. 5 Phút sau, họ lại tiếp tục và tôi vẫn đau đớn như vậy. Thật kinh khủng, lúc này tôi nhớ bác sĩ mới nói lên là trường hợp này không tê rồi, tiến hành gây mê”, chị L. kể.
Những ngày qua, từ thông tin đại chúng, chị L. biết được thời điểm đó, chị cũng được bệnh viện Phụ Nữ sử dụng thuốc tê Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy của Ba Lan do Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương CPC I tại Đà Nẵng phân phối. “Tôi nghe thông tin mà thật sự rất đau lòng. Phụ nữ khi sinh con đối mặt với giây phút sinh tử và phải giành giật sự sống cho 2 người. Con sinh ra đời, người mẹ cũng được tái sinh. Bản thân cũng thấy may mắn vì mình trải qua thời điểm đó. Hy vọng sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân”, chị L tâm sự.
Mới đây, trong buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tại Bệnh viện Đà Nẵng. Thứ trưởng cho biết sẽ tích cực vào cuộc điều tra vụ viêc và hạn chế các tai nạn sản khoa trong thời gian tới. Cũng theo Thứ trưởng thì phải sau 1,5 tháng thì mới có kết luận chính thức là thuốc có lẫn tạp chất hay không và mới đưa ra khuyến cáo chính thức. Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh và bệnh viện đang sử dụng loại thuốc gây tê trên đã có công văn xin được tạm ngừng sử dụng thuốc và tìm kiếm loại thuộc thay thế để chờ kết luận.
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi cũng có báo cáo về tình trạng sử dụng thuốc gây tê. Cụ thể thì qua quá trình sử dụng Bupivacain WPW Spinal 5,5% Heavy, các trường hợp tại bệnh viện thường có biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp kéo dài, hiệu quả giảm đau không tốt, độ giãn cơ không tốt.
Trước đó, ngày 20/11 vừa qua, Sở Y tế Đà Nẵng xác nhận có 1 sản phụ tử vong và 1 rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi tiêm thuốc gây tê tủy sống tại BV Phụ nữ thành phố. |
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn chặn tai biến trong sản khoa Ngày (22/11) Bộ Y tế có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ thực hiện ... |
Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu kiểm điểm Sở Y tế vụ tai biến sản khoa Liên quan đến vụ một sản phụ tử vong, một sản phụ nguy kịch khi sinh tại BV Phụ nữ Đà Nẵng nghi do thuốc ... |
Thông tin mới về vụ tai biến sản khoa ở bệnh viện Phụ Nữ Đà Nẵng Ngày 21/11, liên quan đến vụ việc tai biến sản khoa, ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã đến ... |
Lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu Sở Y tế báo cáo kết quả về sự việc tai biến sản khoa Về vụ tai biến sản khoa khiến một sản phụ tử vong, một nguy kịch tại bệnh viện Phụ nữ, UBND TP. Đà Nẵng đã ... |