Sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp bước vào khôi phục sản xuất, đảm bảo việc làm cho công nhân lao động. |
Trong bối cảnh, nền kinh tế đất nước đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp khó khăn, công nhân lao động “lao đao” vì bị mất việc làm thì hơn lúc nào hết tổ chức Công đoàn phải phát huy hết vai trò của mình đối với công nhân lao động. Đồng thời, phải giữ được chữ tín đối với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ tốt giữa công nhân và doanh nghiệp tránh những nguy cơ gây tranh chấp lao động.
“Ngày nay, mặc dù đời sống của công nhân lao động trong các doanh nghiệp đã được ổn định nhưng nỗi trăn trở của các cán bộ công đoàn vẫn còn rất nhiều. Trăn trở vì người lao động trong các doanh nghiệp hạn chế về thời gian học tập, hưởng thụ các nhu cầu tinh thần để phát triển tâm trí và sức khỏe bản thân…Hay có những doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ đến đời sống của người lao động, sử dụng nhiều biện pháp tinh vi để bóc lột sức lao động, cắt xén tiền công của người lao động. Tại các khu nhà trọ, với thu nhập hạn hẹp và phải tiết kiệm chi phí cho gia đình, người lao động cũng gặp rất nhiều khó khăn…”, đó là những trăn trở của đồng chí Tôn Thị Thúy – Chủ tịch Liên đoàn Lao động Huyện Văn Lâm, Hưng Yên.
Sinh thời Bác Hồ cũng luôn trăn trở làm thế nào để đảm bảo sức khỏe, đời sống của công nhân lao động trong các nhà máy, doanh nghiệp. Với Bác, sức khỏe, nơi ăn chốn ở của người lao động phải được quan tâm hàng đầu. Và khi coi người lao động là vốn quý nhất thì việc chǎm lo bảo vệ sức khoẻ cho con người lao động chính là nhằm bảo vệ cái "vốn quý nhất" đó. Lời khuyên của Bác không chỉ là sự quan tâm thông thường mà nó mang đậm tính nhân vǎn sâu sắc của một tấm lòng, một con người suốt đời phấn đấu vì nước vì dân. Tính nhân vǎn đó là cội nguồn, là sức sống của một tấm lòng nhân hậu còn sống mãi trong lòng mọi người. Trong khi Bác động viên mọi người hǎng hái, tích cực lao động sản xuất, Bác không chỉ đơn giản nghĩ tới kết quả lao động mà lao động nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người công nhân và nhân dân lao động. Đó mới chính là mục đích của lao động.
Thấm nhuần tư tưởng lời dạy của Bác rất nhiều cán bộ công đoàn đã học tập và noi theo tấm gương của Bác, dù khó khăn nhưng các cán bộ công đoàn cũng không nản lòng, cùng công nhân đấu tranh đòi lại quyền lợi, lợi ích cho người lao động. Trong khó khăn vẫn luôn cố gắng tìm ra những giải pháp để tạo niềm tin đối với doanh nghiệp, người lao động, không xử lý công việc một cách qua loa, vội vàng…
Cán bộ công đoàn làm việc với công nhân để lấy thông tin khởi kiện doanh nghiệp tại Đà Nẵng |
Tháng 12/2019, sau hơn một năm, nỗ lực tư vấn, hỗ trợ và tập hợp hồ sơ khởi kiện doanh nghiệp giúp công nhân lao động (CNLĐ), Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng chính thức tham gia phiên toà bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho 196 CNLĐ trong vụ kiện đòi nợ lương, chế độ bảo hiểm xã hội đối với Công ty TNHH MTV TBO VINA.
Trong quá trình xét xử, đại diện bị đơn là Công ty TBO vắng mặt. Căn cứ hồ sơ cung cấp của nguyên đơn, xét thấy các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn phù hợp với quy định pháp luật, TAND quận Liên Chiểu – Đà Nẵng đã tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc công ty này phải trả tiền lương cộng với các khoản phụ cấp còn nợ cho người lao động nếu họ làm đủ ngày công theo thực tế; đồng thời, yêu cầu phải chuyển trả tiền nợ BHXH của người lao động vào quỹ BHXH, để người lao động có thể cập nhật quá trình tham gia BHXH trong thời gian làm việc tại công ty. Như vậy, tất cả 196 hồ sơ của người lao động uỷ quyền cho cán bộ Công đoàn khởi kiện đã thắng kiện doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Có thể thấy, trong việc này tổ chức Công đoàn đã làm tốt vai trò của mình khi đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi của công nhân, tạo được niềm tin, tiếng nói đối với công nhân lao động. Với phương châm đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu cùng sự linh hoạt, chủ động trong bảo vệ lợi ích của công nhân Liên đoàn Lao động Đà Nẵng đã giúp 196 công nhân khởi kiện thành công.
“Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là kim chỉ nam để chúng tôi đứng lên bảo vệ quyền lợi và tiếng nói của người lao động. Thấm nhuần tư tưởng của Người chúng tôi đã áp dụng linh hoạt, chủ động trong công tác bảo vệ quyền lợi của người lao động, kết hợp hài hòa các quy định pháp luật với thực tế để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đồng thời phải kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa tính nguyên tắc, kiên định, vững chắc lý tưởng, niềm tin và tính linh hoạt, uyển chuyển trong phương pháp tư duy và hành động”, đồng chí Trần Vũ Duy Mẫn chia sẻ.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/5 Đến 7h sáng ngày 19/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 4,88 triệu người với hơn 319 nghìn người đã ... |
Mua bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/năm, vì sao vẫn bị phạt? Bảo hiểm xe máy 20.000 đồng/năm là bảo hiểm tự nguyện để đề phòng khi người điều khiển xe xảy ra tai nạn, nhưng không ... |
Công ty PouYuen Việt Nam chưa có quyết định về việc cắt giảm lao động Mấy ngày gần đây, một số công nhân làm việc ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen Việt Nam, Quận Bình Tân, ... |