Phong tục Tết cổ truyền:
Bàn thờ, nơi đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức người Việt. Việc sửa sang, lau dọn thường được bắt đầu sau ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời. Ảnh baodansinh.vn |
Trước khi bước sang năm mới, theo truyền thống, các gia đình Việt thường sửa bát hương, Phật giáo gọi là lễ bao sái. Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới. Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, bàn thờ là nơi thể hiện sự tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo từ gian bếp của ngôi nhà cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Vì vậy, đây cũng là dịp người dân tiến hành dọn dẹp bàn thờ (bao sái bàn thờ) trong nhà để đón năm mới. Đây là thời điểm "thần linh đi vắng", nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất.
Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi, hóa chân hương (đốt các chân hương cũ đi cho đỡ đầy bát hương), chỉ để lại 3 chân hương, sau đó bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể được hạ xuống để lau chùi, đánh bóng. Sau khi hoàn tất, người ta nấu nước thơm (thường là ngũ vị hương) để lau lại một lần nữa cho sạch sẽ, thơm tho.
Khi lau dọn bàn thờ, nên tránh di chuyển bát hương. Ảnh danviet.vn |
Khi quét dọn bàn thờ cần dùng một chổi chuyên dùng để quét bụi, dùng khăn sạch với nước thanh tịnh để lau chùi đồ thờ. Sau khi hóa chân hương, không nên đổ xuống sông, xuống hồ gây ô nhiễm môi trường mà có thể đem bón cây. Ngoài bao sái bàn thờ, tỉa chân hương, các gia đình sẽ mua sắm các lễ nghi để bày biện đón năm mới gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, nên thanh tịnh và có thể theo tập tục cúng gia tiên nhà mình.
Nhiều gia đình cứ nửa tháng lại lau dọn vào trước ngày Rằm và mùng 1 hàng tháng. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển.
Chuyện về những người 'trốn Tết' “Quà nào bằng gia đình sum họp. Tết nào vui hơn Tết đoàn viên”. Dường như đến thời khắc này, ai cũng đang mong ngóng ... |
Công nhân xa quê lo lắng, áp lực khi Tết đến gần Thế là Tết đã chạm ngõ từng nhà, người người vui Xuân đến. Nhưng, niềm vui ấy dường như chưa gõ cửa một số công ... |
Công nhân Đường sắt nói gì về uống rượu khi lên ban? Uống rượu đã trở thành một điều thân thuộc trong đời sống người Việt. Thế nhưng, không phải bởi Luật Phòng, chống tác hại rượu, ... |