Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Hoạt động Công đoàn - 11/09/2022 16:15 HÀ VY
Công nhân khổ sở vì tín dụng đen |
Cán bộ công đoàn bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo
Để xiết nợ công nhân Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành vay tiền của tín dụng đen, các nhân viên đòi nợ đã sử dụng nhiều chiêu trò gây sức ép với Ban Giám đốc Công ty và cán bộ công đoàn.
Nhân viên đòi nợ sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân của Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần hiệp Thành nhằm đạt mục đích yêu cầu công nhân trả nợ. Ảnh: NVCC |
Mấy năm nay, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành liên tục bị đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin, sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Những nhân viên đòi nợ này nhắn tin cho Chủ tịch Công đoàn yêu cầu công nhân A, công nhân B (tên nhân vật đã được thay đổi) phải nhanh chóng thanh toán một khoản tiền vay từ tín dụng đen.
Từ một người không có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng đã bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo, tạo điều kiện cho công nhân vay tiền, quỵt nợ của tín dụng đen. Người đòi nợ thuê đã cắt ghép hình ảnh của đồng chí Hoàng và mẹ, vợ, con, đồng nghiệp cùng thông tin về ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại in trên tờ rơi với nội dung xấu, phát tán trên mạng xã hội.
Không chỉ đồng chí Nguyễn Qui Hoàng mà toàn bộ Ban Giám đốc, cán bộ các phòng, ban của Công ty cũng liên tục bị làm phiền.
Quỹ hỗ trợ đột xuất cho vay từ 20 đến 50 triệu đồng
Để giải quyết tình trạng trên, Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành đã mời những công nhân đang nợ tín dụng đen đến xác minh, trao đổi. Qua đó, Công đoàn xác định có hơn 10 công nhân vay nợ tín dụng đen, đều khó có khả năng thanh toán bởi số tiền đã "lãi mẹ đẻ lãi con". Có công nhân vay nợ tín dụng đen từ 7 năm về trước, khi chưa vào Công ty làm việc. Ban đầu, tiền gốc chỉ hơn 10 triệu đồng. Đến nay, tiền lãi đã lên đến hàng trăm triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (người đeo khẩu trang màu trắng) trao đổi với công nhân trong giờ làm việc. Ảnh: NVCC |
Công ty, Công đoàn đã tuyên truyền, vận động người lao động tránh xa tín dụng đen, cố gắng thanh toán dứt điểm khoản nợ để tập trung vào công việc và ổn định cuộc sống. Đồng thời thông báo về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho người lao động vay để giải quyết khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt.
"Đây là lần đầu tiên Công ty triển khai chương trình này. Công đoàn đề xuất với Ban Giám đốc mức lãi suất cho công nhân vay bằng lãi suất cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô (CEP) là 0,55%/tháng, tương đương 6,6%/năm. Thời hạn cho vay là 12 tháng.
Điều kiện của người vay là cán bộ, công nhân viên của Công ty, có hoàn cảnh khó khăn (bản thân, gia đình gặp khó khăn trong sinh hoạt, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động…). Về quy trình cho vay: Người lao động làm đơn đề nghị Công ty xem xét, Công đoàn sẽ thẩm định hồ sơ trước khi trình Ban Giám đốc.
Tùy trường hợp cụ thể của mỗi cán bộ, công nhân viên mà thời gian, thủ tục thẩm định dài hay ngắn. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, Công đoàn sẽ làm việc với công đoàn bộ phận, quản lý bộ phận và một số đồng nghiệp của người lao động để xác nhận hoàn cảnh khó khăn là do tai nạn, rủi ro hay bản thân người lao động cờ bạc, vay nợ để tiêu xài. Sau khi xác nhận, căn cứ vào nhu cầu của người lao động, Công đoàn đề xuất Tổng giám đốc Công ty về mức cho vay và lãi suất.
Công ty dự kiến mức cho vay căn cứ vào chức danh của người lao động: Đối với nhân viên khối văn phòng là 50 triệu đồng, công nhân trực tiếp sản xuất là 20 triệu đồng.
Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành trao học bổng cho con công nhân lao động có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2021 - 2022. Trong ảnh, công nhân lao động nhận học bổng thay cho con em mình. Ảnh: CĐ |
“Mức cho vay đối với công nhân trực tiếp sản xuất thấp hơn nhân viên văn phòng vì thu nhập của công nhân thấp hơn. Mức chi tiêu và khả năng cân đối nguồn tài chính của công nhân eo hẹp nên nếu cho vay số tiền lớn hơn khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ. Bình quân, công nhân thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Đối với gói vay 20 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng, mỗi tháng công nhân phải trả số tiền gốc và lãi bằng 25 đến 30% thu nhập. Cân đối tài chính trong thu nhập hằng tháng của công nhân, đây là số tiền phù hợp. Đối với trường hợp đặc biệt, quá khó khăn, gặp nguy hiểm sẽ được Công ty xem xét" - Chủ tịch Công đoàn Công ty chia sẻ.
Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân lao động khó khăn được trích từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Song song với đó, Công ty phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô (CEP Tây Ninh) ngăn chặn tín dụng đen xâm nhập để người lao động yên tâm làm việc.
Công nhân không còn cảnh chạy trốn tín dụng đen
Hiện nay, Công ty đang xem xét cho vay đối với công nhân Nguyễn Văn Thìn (30 tuổi) có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động. Công đoàn đề xuất cho vay ở mức 30 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Thìn là lao động ngoại tỉnh đến Tây Ninh làm việc nên phải thuê trọ. Vợ chồng anh có con nhỏ 3 tuổi. Hằng tháng, tiền thuê nhà, điện nước, sinh hoạt, sữa cho con đã hết phần lương của anh. Công ty may nơi vợ anh làm việc ít đơn hàng, thu nhập hằng tháng không được bao nhiêu. Cả gia đình trông cả vào tiền lương của anh. Vừa rồi, anh Thìn không may bị tai nạn giao thông phải nghỉ ở nhà cả tháng trời, không đi làm được, thu nhập giảm sút, chi phí điều trị tốn kém. Vợ anh lại mang thai khiến anh rất lo lắng.
Vào đầu năm học mới, vợ chồng anh còn phải đóng tiền bán trú, đồng phục cho con. Anh Thìn kể: "Tôi rất thương con vì muốn mua thêm cho con bộ quần áo để mặc cho sạch sẽ cũng phải tính toán đủ bề. Khó khăn quá, tôi đã làm hồ sơ đề nghị Công ty cho vay để bù đắp chi phí, trang trải cuộc sống trước mắt".
Công nhân Công ty CP Trần Hiệp Thành tham gia hoạt động tập thể. Ảnh: CĐ |
"Đối với trường hợp anh Nguyễn Văn Thìn, Công đoàn đã hoàn tất khâu xác nhận thủ tục và đề nghị Công ty cho vay ở mức 30 triệu đồng. Được tiếp cận nguồn vốn vay chính thức, anh Thìn cũng như nhiều công nhân lao động khác không phải tìm đến tín dụng đen, phải nghỉ việc hoặc trốn chạy mà yên tâm làm việc" - đồng chí Nguyễn Qui Hoàng cho biết.
“Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là con đường của khát vọng và niềm tin” Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu như vậy khi đến dự và cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái ... |
Sửa Luật Đất đai để tạo hướng đột phá tích cực Chiều qua, sau thời gian dài nghị án, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ án ... |
Trẻ 3 tuổi cũng trượt mầm non! Một sự việc vô tiền khoáng hậu vừa xảy ra ở Trường Mầm non Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cơ sở Tứ Kỳ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 15:00
Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình
Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.
Hoạt động Công đoàn - 19/11/2024 10:06
Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động
Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?