Quê nghèo khốn khổ vì đường huyết mạch chi chít ổ voi, xe buýt cũng đành bỏ tuyến
Đời sống - 24/09/2019 07:33 Duy Ngợi
Đường huyết mạch qua xã Thanh Mỹ "nát như tương" - Ảnh: Duy Ngợi |
Nhiều năm nay, người dân xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) chỉ biết kêu trời vì tuyến đường huyết mạch dài khoảng 7 km qua xã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Được biết, tuyến đường huyết mạch từ ngã ba xã Thanh Liên qua Trại giam số 6 đến đường Hồ Chính Minh dài gần 10 km, là trục giao thông huyết mạch nối các xã vùng cao của hữu ngạn Thanh Liên, Thanh Mỹ và Hạnh Lâm thuộc huyện Thanh Chương.
Tuyến đường huyết mạch này được xây dựng từ năm 1997, và có rải nhựa. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tuyến đường độc đạo này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Tại đoạn đường ngay trung tâm xã Thanh Mỹ, nhiều vị trí ổ voi sâu đến 10 -20 cm, mỗi lần có trận mưa lớn, đường biến thành ao nước khiến việc đi lại của người dân trong vùng gặp rất nhiều khó khăn.
Đường hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: Duy Ngợi |
Anh Lê Lực, một người dân sống trên tuyến đường này than vãn: “Đi khắp tỉnh này, chắc chẳng có đường nào khiến bà con đi lại cơ cực như đường quê tôi. Đường hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm rồi mà chẳng ai quan tâm, đoái hoài. Dân hết khổ”.
Để khắc phục, chính quyền và người dân sống hai bên đường cũng đã chủ động dùng đá dăm tu sửa đoạn đường trước nhà. Việc làm này cũng chỉ như “muối bỏ bể” vì chỉ sau một trận mưa, xe cộ chạy qua nhiều lại khiến tuyến đường trở lại hư hỏng như cũ.
Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên tuyến đường đau khổ này - Ảnh: Duy Ngợi |
“Người dân quê tôi phải sống chung với con đường đau khổ này nhiều năm nay rồi. Cứ đến mùa mưa thì đường lầy lội, còn về mùa nắng thì bụi bay mù mịt, chịu không nổi. Các phương tiện, nhất là xe máy chạy qua đây bị té ngã vì đường xấu là chuyện bình thường", bà Trần Thị Thanh, người dân xóm 6, xã Thanh Mỹ ngán ngẩm nói.
Không chỉ vậy, do đường hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay nên xe buýt chạy qua đây được một thời gian ngắn cũng đành bỏ tuyến. “Giờ người dân, con em trong xã muốn đi xe buýt xuống Vinh và thị trấn học tập, làm việc cũng phải nhờ người nhà dùng xe máy chở ra ngã ba Thanh Liên cách nhà 7 cây số mới bắt được xe buýt”.
Do đường xuống cấp nghiêm trọng, xe buýt chạy qua đây được một thời gian rồi phải bỏ tuyến - Ảnh: Duy Ngợi |
Ông Phạm Xuân Lực - Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ (huyện Thanh Chương) cho biết: "Đường huyết mạch qua xã xuống cấp nghiêm trọng như vậy gần cả chục năm nay khiến giao thông đi lại của bà con cực khổ, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của địa phương. Năm 2015, tuyến xe buýt chạy trên tuyến đường này được khai trương khiến người dân rất phấn khởi vì. Sau đó một năm, vì đường quá xấu, xe buýt liên tục hư hỏng nên nhà xe đã bỏ tuyến. Do vậy, việc đi lại của người dân trong vùng ra trung tâm huyện và các địa phương khác đã khó giờ lại càng khó khăn hơn”.
“Hàng năm, xã vẫn bỏ kinh phí để sửa chữa cho bà con đi lại dễ dàng hơn nhưng cũng chẳng thấm thoát gì, đường hỏng rồi vẫn cứ hỏng nặng thêm. Mới đây, xã có nghe nói tỉnh đã có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật làm tuyến đường này nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì cả”, Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ cho biết thêm.
Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin.
Đường điện 35kV chạy qua trên đầu, hàng trăm hộ dân vẫn mỏi mòn chờ điện Tuy có đường điện 35kV chạy qua trên đầu đã nhiều năm nay nhưng một bản vùng cao của huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn ... |
Kênh tiêu 756 tỷ đồng chưa một ngày sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng Hệ thống công trình kênh tiêu Châu Bình của tỉnh Nghệ An đang bị sạt lở nghiêm trọng dù chưa một ngày được sử dụng. |
Suối chết vì khai thác quặng thiếc, 2.000 hộ dân phải dùng nguồn nước nhiễm asen “Cơn lốc” khai thác quặng thiếc diễn ra từ hơn chục năm trở lại đây tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang để lại nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc