Ảnh minh họa: tienphong.vn |
Ruột cá: Ruột cá là một trong những món ăn ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ruột cá cũng là cơ quan chứa nhiều độc tố, nhiễm những loại vi sinh vật sống dưới nước (trứng sán, trứng giun và giun xoắn). Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác.
Não cá: Não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già. Mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.
Mật cá: Nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Lớp màng đen trong bụng cá: Lớp màng đen trong bụng cá thực sự là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được. Tuy nhiên, bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo, đây không phải là một lựa chọn lành mạnh.
Da cá: Da cá cũng dễ hấp thụ thủy ngân chỉ sau não cá. Cá có tuổi đời càng lâu thì sự tích lũy thủy ngân càng cao. Tuy nhiên, da cá không nhiều nên nếu tích lũy cũng chỉ là một lượng rất nhỏ. Dù vậy, bạn vẫn nên hạn chế ăn một cách chừng mực.
Đầu tôm: Là nơi chứa bộ phận nội tạng: ruột, thức ăn, mang, cơ quan hô hấp, do đó tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng; là bộ phận bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết; có nguy cơ nhiễm khuẩn, độc chất cao nếu chưa được nấu chín. - Vỏ tôm: chỉ có chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của loài giáp xác. Chất này ăn vào khó tiêu hóa.
Mang cua: Khi cua lên cạn, một lượng nước được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua. - Ruột cua: Trong ruột cua có chứa chất thải và độc tố, không nên ăn.
Ruột ốc: Bộ phận này nằm ở đuôi ốc, ở vòng xoay nhỏ nhất, chứa nhiều chất bẩn. - Não ốc: Đây là phần nằm ở đầu của con ốc có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều.
Màng bỏng bao quanh thân sò điệp: Khi ăn bạn cần loại bỏ lớp màng mỏng bao quanh thịt sò, bởi đây là bộ phận chứa nhiều cát bẩn nhất của sò điệp. Ngoài ra, nên bỏ phần bao tử màu đen, đây chính là nội tạng của sò điệp.
Hà Nội: Xem bóng đá vẫn nhậu nhẹt tưng bừng Bất chấp nghị định 100, các "bợm nhậu" vẫn tập trung rất đông tại các quán bia hơi trên địa bàn Hà Nội để cổ ... |
Những chậu hoa ươm mầm tử tế! Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
Vụ học sinh Gateway tử vong: Sau khi tòa tuyên án bà Quy và luật sư của mình nói gì? Sáng nay 15/1, TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội đã tuyên phạt 3 bị cáo trong vụ học sinh Trường Gateway tử vong do bị ... |
Tết Sum vầy 2020 - Mang xuân đến sớm với công nhân lao động Sáng 12/01, LĐLĐ TP. Hà Nội tưng bừng tổ chức Chương trình Tết Sum vầy 2020 tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt ... |