Ăn cá nóc, 6 người nhà ngư dân Quảng Ngãi nhập viện. |
Ngày 26/12, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết bệnh viện đang điều trị cho 6 bệnh nhân bị ngộ độc khi ăn cá nóc. Trước đó, tối 25/12, ngư dân Đồng Trinh Hoa (47 tuổi, trú xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đi biển về có mang theo cá nóc và nấu ăn tại nhà.
Sau bữa ăn, 6 người có biểu hiện bị ngộ độc như chóng mặt, nôn ói và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Các nạn nhân gồm ông Nguyễn Văn Giờ, Nguyễn Minh Tòng (cùng 31 tuổi), Đồng Trinh Hoa (49 tuổi), Lê Quang Thọ (44 tuổi), bà Nguyễn Thị Suốt (49 tuổi) và Lê Văn Độ (17 tuổi).
Nhiều năm nay, các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc khi không nắm rõ cách chế biến loại cá độc hại này. Tuy nhiên, nhiều ngư dân chủ quan vẫn ăn loại cá này và đã xảy ra một số trường hợp tử vong.
Theo bác sĩ Đinh Đạo, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết trong 6 ca ngộ độc có một người nằm ở phòng hồi sức với tiên lượng rất xấu.
"Trong 6 người ngộ độc, có một bệnh nhân đang thở máy, tiên lượng rất xấu, đã ngừng tim 2 lần. Chúng tôi đang tích cực cứu chữa cho các bệnh nhân", bác sỹ Đạo nói.
Theo các chuyên gia, cá nóc còn được gọi là cá cóc sống ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới. Chất độc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất là trứng cá nóc. Do vậy con cái độc hơn con đực, đặc biệt là trong mùa sinh sản. Chất tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với cyanua.
Rác ngập bờ kè An Lương, tàu thuyền ngư dân neo đậu trong rác Dọc bờ kè An Lương (xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) cuối sông Thu Bồn đổ ra biển Cửa Đại hàng tấn rác ... |
Phát động phong trào nói không với rác thải nhựa, chung tay bảo vệ môi trường Sáng nay 20/12, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền và phát động phong trào “Nói không với rác thải ... |
Máy dọn rác trên bãi biển, sự sáng tạo của nhóm sinh viên Đà Nẵng Xuất phát từ vấn đề ô nhiễm rác thải, nhóm sinh viên Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu chế ... |