PGS.TS. BS. Trương Quang Bình đang khám cho người bệnh (Ảnh: BVCC) |
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người tử vong do bệnh tim mạch.
Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa như tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, số lượng người bị bệnh tim mạch chuyển hóa ngày càng trẻ hóa, không ít người đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân có thể liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập chưa phù hợp gây ra.
Bệnh tim mạch chuyển hóa là một thuật ngữ để chỉ những bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu… Các bệnh lý này có thể xảy ra đồng thời và trở thành những yếu tố có nguy cơ gia tăng tình trạng mắc các bệnh lý tim mạch.
Đáng lo ngại hơn, các bệnh lý tim mạch chuyển hóa thường không có triệu chứng cụ thể, dễ bị bỏ qua. Do đó, người bệnh cần phải được phát hiện điều trị sớm các bệnh lý này thì mới có thể tránh khỏi các nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như những biến cố nghiêm trọng mà nó gây ra đối với sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Theo PGS TS BS. Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM), Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD TPHCM thì hiện nay, cứ 2 người trong độ tuổi 60 thì có 1 người bị tăng huyết áp, tỷ lệ này chiếm hơn 50%.
Ở người trưởng thành thì tỷ lệ này là hơn 25%. Bên cạnh đó, bệnh đái tháo thường cũng tăng nhanh khi chiếm 8% và được coi là đại dịch; tỷ lệ rối loạn mỡ máu còn cao hơn tỷ lệ bị đái tháo đường.
Đây là những bệnh có tỉ lệ mắc ngày càng cao trong cộng đồng. Khi mắc phải những bệnh tim mạch chuyển hóa này, người bệnh dễ gặp phải biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Các bệnh lý này thường đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân.
Theo PGS TS BS. Trương Quang Bình, hiện có rất nhiều các loại thuốc có thể kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, đái tháo đường. Những loại thuốc này cũng có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ xảy ra các biến cố cũng như giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Hiện nay việc điều trị bệnh tim mạch chuyển hóa đang phát triển theo hướng sử dụng các loại thuốc chuyên biệt theo từng đặc điểm của người bệnh (cá thể hóa điều trị). Bên cạnh đó, việc kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện đều đặn sẽ góp phần quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh tim mạch chuyển.
BS Bình khuyến cáo, người dân nên có lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện đều đặn, tránh stress và giữ cân nặng lý tưởng để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc những bệnh tim mạch chuyển hóa.
Các bệnh tim mạch chuyển hóa thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh bệnh chuyển hóa nặng, hành động sớm thì mới có thể giúp bảo vệ sớm người bệnh tim mạch chuyển hóa.
Bên cạnh đó, ngay sau khi phát hiện bệnh, người dân nên đến các cơ sở y tế để điều trị đúng chuyên khoa, không nên tự điều trị mà phải được bác sĩ đánh giá cẩn thận, kỹ lưỡng để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất cũng như hướng đến việc kiểm soát bệnh về lâu về dài.
Miền đất hứa và địa ngục trần gian Những ảo mộng về miền đất hứa ở Anh đã biến thành “địa ngục trần gian” và 39 cái chết kia dường như vẫn chưa ... |
Bắt 8 đối tượng liên quan đường dây vụ 39 người chết ở Anh Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ 8 đối tượng liên quan đường dây đưa người đi lao động trái phép - Thiếu tướng Nguyễn Hữu ... |
Chính phủ họp về vụ 39 thi thể trong xe container Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với phía Anh xác minh danh tính 39 nạn nhân ... |