Lớp học miễn phí dạy trẻ em chống xâm hại và bắt cóc
Đời sống

Lớp học miễn phí dạy trẻ em chống xâm hại và bắt cóc

Hai Yen
Tác giả: Hai Yen
Trong bối cảnh tình trạng bắt cóc và xâm hại trẻ em đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, lớp học miễn phí dạy trẻ chống xâm hại, bắt cóc do Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức đã được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của nhiều học sinh và phụ huynh ở Hà Nội. 
lop hoc mien phi day tre em chong xam hai va bat coc

Bắt cóc và xâm hại trẻ em đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh.

“Xuất phát từ thực tế, thời gian gần đây có quá nhiều trường hợp trẻ bị bạo lực học đường và xâm hại tình dục, từ góc nhìn cá nhân, tôi mong muốn mang những kiến thức, kỹ năng mà mình tích lũy được để chia sẻ với các bậc phụ huynh và các con. Hi vọng rằng, với những kỹ năng này, các con có thể có được những kiến thức cơ bản để tự ứng phó với những vấn đề các con gặp trong cuộc sống” - Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trung tá Nguyễn Minh Hiển (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân) người đưa ra ý tưởng và trực tiếp đứng lớp dạy kỹ năng cho trẻ em, chia sẻ.

Lớp học được tổ chức 2 tiếng một ngày vào cuối tuần, nội dung chủ yếu tập trung vào 3 mảng kiến thức cho các em: phòng, chống bạo lực học đường; phòng chống bắt cóc và các mẹo nhỏ ứng phó khi bị lạc.

Tại đây, các em được học các kỹ năng nhận biết thế nào là xâm hại, đâu là những bộ phận riêng tư của cơ thể, cách phòng chống kẻ gian cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ trong những tình huống khẩn cấp. Sau khi được chia thành nhóm nhỏ để trả lời những câu lý thuyết thầy đã giảng, rất nhiều tình huống giả định đã được đưa ra cho các em tại lớp học để các em thực hành, xử lí.

lop hoc mien phi day tre em chong xam hai va bat coc
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trung tá Nguyễn Minh Hiển trực tiếp hướng dẫn các kĩ năng cơ bản về ứng phó xử lý khi gặp trường hợp bạo lực học đường, bắt cóc và đặc biệt là xâm hại tình dục co các em học sinh. (Ảnh: Pháp luật & xã hội)

“Hôm nay, tôi cho con tham gia lớp học này vì ở tuổi tiểu học các cháu còn dại, đôi khi thấy hiện tượng còn sợ không dám nói với thầy cô, bố mẹ. Tham gia lớp học này cháu sẽ hiểu, tự tin và biết cách phòng chống và tự bảo vệ bản thân mình”, chị Trương Thanh Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.

Cháu Lê Hoài Thương, học sinh trường tiểu học Quang Trung cho biết, ở nhà mẹ cũng dạy em là phải tránh xa những người có biểu hiện thái quá với em nhưng đến lớp học này em còn biết khi đi thang máy ai định xâm hại thì phải đứng thẳng chỗ camera và cạnh bảng bấm số tầng rồi sau đó bấm tất cả các tầng. Nếu bị bắt cóc con sẽ kêu lên thật to rồi ôm lấy tay chân của kẻ bắt cóc và cắn thật đau rồi bỏ chạy.

Một số lưu ý cho trẻ:

- Không nhận bất cứ thứ gì từ người lạ đưa; không được cho người lạ vào nhà.

- Không được phép đi một mình khi trời tối hoặc đường vắng.

- Cần thuộc các số điện thoại của người thân trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà để gọi khi cần thiết.

- Khi bị bắt cóc phải la to và chạy thật nhanh ra chỗ đông người.

- Khi bị bắt cóc mà xung quanh không có người, không nên la hét hoặc đánh lại vì dễ bị mất sức. Hãy coi kẻ bắt cóc như người thân, tạo lòng tin rồi tìm cơ hội lúc có đông người để cầu cứu.

- Tuyệt đối không để ai sờ soạng vào chỗ mặc đồ lót.

lop hoc mien phi day tre em chong xam hai va bat coc Tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp, chứa nhiều "tiềm ẩn"
lop hoc mien phi day tre em chong xam hai va bat coc Hà Nội kiến nghị điều chỉnh chế tài xử phạt với hành vi xâm hại trẻ em
lop hoc mien phi day tre em chong xam hai va bat coc Bảo mật thông tin để ngăn ngừa hành vi xâm hại trẻ em - P1

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm