agribank-plus-4112024-522025

Hậu phương vững chắc cho bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19

Những ngày này, cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 của nước ta đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Và những cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch càng thêm áp lực.    
hau phuong vung chac cho bac sy noi tuyen dau chong dich covid 19
BS. Nguyễn Tấn Minh (người thứ năm từ trái sang) được Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: ST

Sánh đôi cùng BS. Nguyễn Tấn Minh (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên) đã 17 năm, có lẽ chị Nguyễn Thị Thanh Xuân - giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) lần đầu tiên cảm nhận rõ nhất sự căng thẳng, lo lắng của anh trong nghề nghiệp.

Chị nhớ như in cái đêm nghe tin Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận các ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên ở huyện Bình Xuyên,

“Hôm ấy là ngày Tết, anh ở nhà vì không phải ca trực. Nhưng tới 11h30 phút, đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm gọi điện thông báo hiện có 12 công nhân khu công nghiệp có biểu hiện sốt, ho yêu cầu vào Trung tâm để cách ly. Anh rất lo lắng. Vì ngay lúc đó, cơ sở vật chất còn chưa sẵn sàng. Anh đã lập tức xuống tận nơi giải quyết”.

Được làm dâu một gia đình có “nghề gia truyền” từ mẹ chồng đến các em của chồng là bác sỹ, dược sỹ, chị Nguyễn Thanh Xuân cảm thấy yên tâm khi có những người thân là chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui, niềm tự hào về gia đình có truyền thống theo nghề Y, chị cũng có những nỗi lo khi làm vợ của bác sỹ.

Nghề Y là nghề nguy hiểm, nhất là khi có dịch bệnh nguy hiểm thì người bác sỹ là người có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Trong dịch SARS năm 2003, khi anh làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, chính anh bị lây nhiễm, bị cách ly khiến gia đình lo lắng.

Bên nhau đã 17 năm thì có tới 10 năm anh đi học miệt mài, nâng cao kiến thức tay nghề. Còn chị, kiên trì theo nghề giáo viên, dù vất vả theo nghề dạy chữ, nhưng so với nghề Y vẫn có thời gian để chăm sóc gia đình, nuôi dạy con nhỏ. Trước đây, thời gian anh dành cho công việc đã nhiều. Thì trong dịch Covid-19, anh ở cơ quan và người bệnh nhiều hơn ở nhà. Chị vẫn đùa vui với anh: “Cả tuần con trai chưa gặp bố”.

hau phuong vung chac cho bac sy noi tuyen dau chong dich covid 19
BS. Nguyễn Tuấn Minh - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên. Ảnh: ST

Chị hiểu, nhiều ngày qua anh ở Trung tâm Y tế để tận tình theo dõi sức khỏe người dân và thực hiện chức năng chỉ đạo công tác phòng chống dịch ở tuyến cơ sở. Cuộc chiến chống Covid-19 của nước ta theo đánh giá là “mới thành công bước đầu”. Bởi hiện nay, dịch đã lan rộng trên nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ với tỷ lệ ca mắc nhiễm mới và nghi nhiễm. Tại Việt Nam, đã hơn 10 ngày ngày trôi qua, chúng ta không phát hiện ca mắc mới. Còn tại các tâm dịch của huyện Bình Xuyên, tình hình dịch bệnh vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát.

Làm vợ bác sỹ không giống như những ngành nghề khác, luôn thấy sự vắng mặt của chồng là rất đỗi bình thường. Dù không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, anh cũng phải ở lại cơ quan để thực hiện chỉ đạo. Thấy anh ăn ngủ không ngon, trằn trọc vì ca bệnh, chị đều biết và thấu hiểu rằng anh bước vào nghề Y là xác định nhiệm vụ thực hiện lời thề hết lòng vì người bệnh. Phải chấp nhận sinh nghề tử nghiệp để đạt mục tiêu cao nhất là chống dịch. Trước dịch bệnh như Covid-19, chị và gia đình luôn giúp anh giải tỏa những căng thẳng, lo lắng trước áp lực công việc.

Chính thời gian ngành Giáo dục và Đào tạo tạm dừng việc dạy và học để ứng phó với dịch Covid-19 mà chị có thời gian chăm sóc anh nhiều hơn. Buổi sáng, chị tự tay nấu bữa ăn sáng giàu dinh dưỡng để anh thêm sức khỏe phòng chống dịch. Khi thì lắng nghe, hỏi han công việc khiến anh được sẻ chia, vơi phần căng thẳng.

“Khi anh về đến nhà thì động viên để có tinh thần thoải mái, ngày hôm sau làm việc tốt hơn”.

Tại ngôi nhà của chị, mọi người đều quan tâm phòng dịch Covid để bảo vệ sức khỏe của nhau. Chồng chị, BS. Nguyễn Tuấn Minh luôn phun thuốc khử khuẩn phương tiện, thay trang phục. Còn chị nấu một nồi nước sôi với lá để anh tắm giặt rồi mới vào nhà...

Thấy người bạn đời vất vả, nhưng chị luôn quan tâm sẻ chia bởi chị nghĩ: “Nghề Y cứu được nhiều người”. Chị vẫn quyết định động viên một người con theo nghề Y, kế tiếp sự nghiệp của gia đình.

“Làm bác sỹ, thiệt thòi ngay cả bữa ăn giấc ngủ. Khi có ca mổ thì thời gian thường không thể chủ động khi nào kết thúc. Đặc biệt trong dịch Covid-19 này, có khi là 1 giờ đêm đồng nghiệp gọi điện, anh lại đến cơ quan. Nhưng cả nhà đều động viên, thông cảm bởi đã làm nghề Y thì tất cả phải vì người bệnh”.

Theo BS. Nguyễn Tấn Minh: Dịch này là dịch rất mới, chúng ta chưa thể nắm bắt diễn biến mới của dịch bệnh. Tỷ lệ người chết do bệnh đang gia tăng, trong đó có những người đồng nghiệp của chúng tôi tại Trung Quốc. Trong cuộc phòng chống dịch Covid-19, bên cạnh sự hy sinh chiến đấu của các y bác sỹ, chúng tôi còn có được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Ban chỉ đạo tỉnh và tuyến trên. Sự chia sẻ của gia đình, không chỉ đợt dịch này mà cả dịch bệnh khác tôi đã trải qua. Thêm vào đó, những tin nhắn, cuộc điện thoại động viên chúc mừng của anh em, đồng chí, đồng đội trong và ngoài ngành Y là sự khích lệ lớn nhất để tôi cùng anh em trong Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên cố gắng, không phụ lòng tin của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, của Ngành giao phó.

hau phuong vung chac cho bac sy noi tuyen dau chong dich covid 19 Daegu quá tải, Vũ Hán thứ 2 hiện hình tại Hàn Quốc

Tờ Korea Herald hôm nay đã cảnh báo về tình trạng quá tải ở tâm dịch Daegu. Trong đó thiếu nhất là giường bệnh và ...

hau phuong vung chac cho bac sy noi tuyen dau chong dich covid 19 Hải Dương: Khởi tố bị can về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi bán khẩu trang

Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam đối ...

hau phuong vung chac cho bac sy noi tuyen dau chong dich covid 19 Virus corona tấn công cơ thể người từng ngày như thế nào?

Bệnh nhân nhiễm virus corona ban đầu có triệu chứng sốt, đau cơ, ho khan và bệnh bắt đầu trở nặng sau 10 ngày.

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến nổi bật trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN). Với sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo, tổ chức Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, mà còn đóng góp thiết thực vào sự ổn định và phát triển của ngành Ngân hàng. Những thành quả đạt được là tiền đề vững chắc cho các kế hoạch mới trong năm 2025.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Năm 2024, LĐLĐ tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đi vào cuộc sống. Đồng thời, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Năm 2024 các cấp công đoàn và đoàn viên, NLĐ Cần Thơ đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo triển khai hoạt động công đoàn đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với Chủ tịch LĐLĐ TP. Cần Thơ Lê Thị Sương Mai về những kết quả nổi bật trong các hoạt động này.
LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

Chăm lo Tết là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp Công đoàn TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện với các hoạt động diễn ra đa đạng, phong phú.
“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

Đó là khẳng định của ông Kim Byung Tae, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) về vai trò của công đoàn doanh nghiệp tại buổi trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Với chủ đề năm 2025 "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" và phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định đã tập trung các nguồn lực chăm lo đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Duy Trung, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định về chủ đề này.
Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Tết Nguyên đán năm nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo và đầy ý nghĩa chương trình Chợ Tết Công đoàn dành cho người lao động.
LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Các cấp công đoàn Bình Phước hiện đang triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch LĐLĐ Bình Phước về nội dung này.
Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Bình Dương tiếp nối hành trình đưa công nhân về quê đón Tết trên "Chuyến tàu Công đoàn"

Vừa qua, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đã tổ chức chương trình “Chuyến xe Công đoàn – Xuân 2025” tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (thành phố Thuận An).