Doanh nghiệp lo bị “tuýt còi” vì tăng ca sản xuất khẩu trang phòng dịch

Tập đoàn Dệt May lo ngại, việc sản xuất khẩu trang đáp ứng yêu cầu của công tác phòng dịch như hiện nay có thể khiến doanh nghiệp sử dụng vượt quá số giờ làm thêm.    
doanh nghiep lo bi tuyt coi vi tang ca san xuat khau trang phong dich
Tập đoàn Dệt May Việt Nam ra mắt khẩu trang mới

Khẩu trang vải kháng khuẩn đầu tiên ra mắt thị trường vào ngày 4/2/2020, có thể tái sử dụng 30 lần, giá 7.000 đồng/chiếc do Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) và công ty con là Dệt kim Đông Xuân sản xuất.

Đến thời điểm này, sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn và mới đây là khẩu trang phòng dịch tại cộng đồng của doanh nghiệp này vẫn được người tiêu dùng tin tưởng và xếp hàng chờ mua.

Tuy nhiên, theo ông Trần Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân, để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, Công ty này đã phải “giãn” đơn hàng xuất khẩu, mà cụ thể là 90% đơn hàng cho thị trường Nhật Bản để tăng cường năng suất cho thị trường trong nước.

Với mức giá 7.000 đồng/chiếc và 12.000 đồng/chiếc với hai dòng sản phẩm như hiện nay, doanh nghiệp hầu như phục vụ với mục đích cộng đồng. Và giá thành như vậy thấp hơn rất nhiều các loại khẩu trang có tác dụng tương đương trên thị trường.

Tuy nhiên, sản xuất khẩu trang không phải là thế mạnh của doanh nghiệp này. Để may chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn, tuy nhỏ bé hơn nhưng quy trình kỹ thuật không hề đơn giản hơn chiếc quần áo.

Với một sản phẩm mới, công nhân phải mất khoảng 3 – 4 ngày để tập và làm quen với quy trình.

doanh nghiep lo bi tuyt coi vi tang ca san xuat khau trang phong dich
Công nhân Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn. Ảnh: ST

Với việc sản xuất một mặt hàng mới như khẩu trang, Vinatex và các đơn vị thành viên phải sắp xếp lại dây chuyền may, đào tạo cho công nhân về kỹ thuật, cũng như chuyển giao thiết kế tới các đơn vị trong Tập đoàn.

Do là sản phẩm mới, nên năng suất còn chưa cao. Với loại khẩu trang vải phòng dịch tại cộng đồng giá niêm yết 12.000 đồng/chiếc, doanh nghiệp hiện chỉ mới đáp ứng cung cấp cho 5 cửa hàng chính thức của Vinatex tại Hà Nội. Mỗi cửa hàng chỉ nhận được 3.000 – 4.000 chiếc/ngày.

Và hiện tại, phải ưu tiên các đơn hàng là khách hàng truyền thống, chưa đủ để cung ứng bán lẻ trên thị trường.

Mặc dù Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Công ty TNHH Dệt Kim Đông Xuân đã tạm thời không nhận các đơn hàng online, và không bán rộng rãi, chỉ đáp ứng các đơn hàng trước đó nhưng cả bộ máy của Công ty TNHH Dệt Kim Đông Xuân đã “vận hành” cả thứ 7, chủ nhật, cả ngày, lẫn đêm.

Ông Trần Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân cho biết, trong thời gian này, Công ty đã bố trí các ca làm việc, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động về làm thêm giờ, chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động. Đồng thời, vừa thúc đẩy tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, Công ty cũng quan tâm nâng cao chất lượng bữa ăn ca nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu phòng dịch Covid-19.

Theo ông Cao Hữu Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Khẩu trang là mặt hàng Vinatex chưa từng sản xuất. thực hiện nhiệm vụ Chính Phủ giao sản xuất các mặt hàng khẩu trang kháng khuẩn với mức giá bình ổn, phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước trước diễn biến dịch bệnh corona vẫn đang lan rộng.

Các đơn vị trong Tập đoàn như Tổng công ty May Hưng Yên, Dệt May Huế, Tổng Công ty May 10, Dệt Kim Đông Phương, Dệt May Hòa Thọ… đều ráo riết chỉ đạo các Xí nghiệp nâng công suất, phân bổ 1 số chuyền may để sản xuất mặt hàng khẩu trang, phát miễn phí cho người dân địa phương, cũng như cung ứng ra thị trường.

Công nhân tại Công ty Dệt kim Đông Xuân đang phải thay ca, làm ngày làm đêm để đạt đủ công suất sản xuất khẩu trang, đáp ứng nhu cầu mua khẩu trang giá bình ổn của người dân cả nước.

“Dịch bệnh kéo dài là điều không mong muốn. Vinatex hiện nay rất băn khoăn về việc nếu tiếp tục làm ngày, làm đêm để sản xuất khẩu trang đáp ứng yêu cầu phòng dịch, Vinatex lo lắng về việc sẽ vượt quá số giờ làm thêm theo quy định” – ông Cao Hữu Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May chia sẻ.

doanh nghiep lo bi tuyt coi vi tang ca san xuat khau trang phong dich Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/3

Tính đến 7h ngày 14/3, Covid-19 xuất hiện ở 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 145.000 ca bệnh với 5.416 ca tử vong. Người ...

doanh nghiep lo bi tuyt coi vi tang ca san xuat khau trang phong dich Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 như thế nào?

Việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp cho nhiều người tránh rơi vào tình trạng hoang mang trong thời gian xảy ...

doanh nghiep lo bi tuyt coi vi tang ca san xuat khau trang phong dich “Tổ quốc là nơi không bao giờ bỏ rơi chúng ta!”

Nhiều người đã được trở về sau chuỗi ngày bị cách ly vì dịch bệnh. Những nỗi lo lắng đã tan biến, những nỗi nhớ ...

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Gắn kết đoàn viên, thúc đẩy phát triển ngành

Năm 2024 đánh dấu nhiều bước tiến nổi bật trong hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (CĐNHVN). Với sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp lãnh đạo, tổ chức Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của đoàn viên, mà còn đóng góp thiết thực vào sự ổn định và phát triển của ngành Ngân hàng. Những thành quả đạt được là tiền đề vững chắc cho các kế hoạch mới trong năm 2025.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang: Xây dựng bộ công cụ tuyên truyền trực quan, sinh động hơn nữa

Năm 2024, LĐLĐ tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đi vào cuộc sống. Đồng thời, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ: Nhiều hoạt động đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực

Năm 2024 các cấp công đoàn và đoàn viên, NLĐ Cần Thơ đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo triển khai hoạt động công đoàn đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu. Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với Chủ tịch LĐLĐ TP. Cần Thơ Lê Thị Sương Mai về những kết quả nổi bật trong các hoạt động này.
LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh: Lấy người lao động làm trọng tâm cho phát triển

Chăm lo Tết là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp Công đoàn TP. Hồ Chí Minh tập trung thực hiện với các hoạt động diễn ra đa đạng, phong phú.
“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

“Điểm tựa vững chắc của người lao động”

Đó là khẳng định của ông Kim Byung Tae, Giám đốc Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) về vai trò của công đoàn doanh nghiệp tại buổi trao quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025.
Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Hơn 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.
Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Để tất cả đoàn viên, người lao động tỉnh Bình Định đều có Tết

Với chủ đề năm 2025 "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" và phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định đã tập trung các nguồn lực chăm lo đoàn viên, người lao động (ĐVNLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Hà Duy Trung, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định về chủ đề này.
Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Một mùa Xuân đặc biệt dành cho người lao động Nam Định

Tết Nguyên đán năm nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nam Định đã chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo và đầy ý nghĩa chương trình Chợ Tết Công đoàn dành cho người lao động.
LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

LĐLĐ Bình Phước: Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Các cấp công đoàn Bình Phước hiện đang triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang, Chủ tịch LĐLĐ Bình Phước về nội dung này.