Đây là quy định mới được nêu tại Nghị định 168/2024. Cùng mức phạt là lỗi chở trẻ em trên ô tô không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp. Hai nội dung này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026, trong khi các hành vi khác trong Nghị định 168 được áp dụng từ năm 2025.
Theo Nghị định 168, mức phạt 800.000-1.000.000 đồng sẽ áp dụng với các hành vi sau: Không thắt dây đai an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường; chở người trên ô tô không thắt dây đai an toàn, tại vị trí có trang bị dây đai an toàn, khi xe đang chạy.
Mức phạt này bằng với các quy định cũ.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng nêu: Trẻ dưới 10 tuổi và cao dưới 1,35 m không được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe (trừ loại xe chỉ có một hàng ghế); tài xế phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.
Thiết bị an toàn cho trẻ em gồm một số loại như ghế nôi dành cho trẻ dưới một tuổi, cân nặng dưới 13 kg; ghế dành cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi; ghế nâng và dây an toàn dành cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi; đệm nâng và dây an toàn cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi, cân nặng từ 22 đến 36 kg.
Thống kê của WHO và UNICEF cho thấy ghế an toàn cho trẻ em có thể giảm tới 60% nguy cơ thương tích và tử vong trong các vụ tai nạn giao thông. Cũng theo các tổ chức này, ở các quốc gia phát triển, 90% cha mẹ thường xuyên sử dụng ghế an toàn cho trẻ, nhưng ở châu Á nói chung và ở Trung Quốc nói riêng, tỷ lệ này chưa đến 5%.
Một số quốc gia có thu nhập cao đã quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em cao dưới 150 cm và dưới 12 tuổi. Ở Mỹ, luật bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ từ những năm 1980. Thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 4 tuổi giảm 45% từ năm 1975 đến 2017.
Trang bị ghế trẻ em trên ô tô: Chi phí thấp, hiệu quả cao |
Lượng ô tô tại Việt Nam lên tới 6,8 triệu chiếc: Nan giải bài toán chuẩn thiết bị an toàn cho trẻ em |