Công ty muốn chấm dứt hợp đồng, người lao động đừng vội ký. Vì sao?

Sổ tay pháp luật - NGUYỄN LUẬN - PHAN NGUYÊN

Doanh nghiệp thường hỗ trợ cho người lao động một khoản tiền để thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên, số tiền người lao động nhận về có thể nhiều hơn thế.
Công ty muốn chấm dứt hợp đồng, người lao động đừng vội ký. Vì sao?

Chị Huỳnh Thị Thùy Trang (sinh năm 1981, quê Quảng Ngãi) đã ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với Keyhinge Toys Việt Nam. Ảnh: N.L-P.N.

Vội ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Tháng 10/2023, 35 người lao động có thâm niên của Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (Đà Nẵng) bất ngờ nhận đề nghị về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty đưa ra lý do thiếu đơn hàng, phải cắt giảm lao động.

Theo đó, Công ty hỗ trợ cho người lao động 2 tháng lương mất việc là bình quân của 6 tháng liền kề và các khoản tiền lương phép năm còn lại (nếu có). Ngoài ra, do Công ty không có việc làm, và thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động không đủ 45 ngày theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động, nên Công ty đưa ra phương án trả đủ lương cho người lao động trong 45 ngày dù người lao động không phải đi làm trong thời gian này.

Ban đầu, nhóm lao động không đồng ý, song sau khi thương lượng, họ chấp nhận ký vào thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

“Hai bên cam kết sẽ không khiếu nại, khiếu kiện bất kỳ vấn đề gì về sau liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tất cả các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và các văn bản liên quan về hợp đồng lao động mà hai bên ký kết sẽ tự động chấm dứt từ ngày 9/10/2023. Hai bên không có yêu cầu nào khác”, nội dung thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động nêu rõ.

Sau khi ký vào bản thỏa thuận, người lao động đã nhận đủ các khoản tiền trên từ phía Công ty.

Đơn cử, chị Huỳnh Thị Thùy Trang (SN 1981) nhận được tổng cộng hơn 17 triệu đồng, gồm: tiền hỗ trợ mất việc (2 tháng lương, tương đương hơn 10 triệu đồng), 7 triệu đồng tiền lương của 45 ngày, 656 nghìn đồng tiền trách nhiệm.

Người lao động có thiệt thòi quyền lợi?

Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai cho biết, khi người lao động đã ký vào thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động thì rất khó để đòi hỏi thêm các chế độ khác.

Theo luật sư, khi người lao động làm việc ít nhất 1 năm trở lên mà nghỉ việc đúng theo quy định của pháp luật hoặc bị người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì còn được thanh toán thêm khoản tiền trợ cấp thôi việc.

Khoản tiền trợ cấp thôi việc được tính theo công thức: lấy tổng thời gian làm việc cho công ty trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu dư thì doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc. Mức hưởng là mỗi năm làm việc được hưởng 1/2 tháng lương. Trong trường hợp có tháng lẻ, nếu ít hơn hoặc bằng 6 tháng sẽ được tính bằng 1/2 năm, trên 6 tháng được tính bằng 1 năm làm việc.

Bài học sâu sắc cho người lao động khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng
Thông tin về mức lương, thời gian đóng BHXH bắt buộc, thời gian đóng BHTN của chị Trang. Ảnh: P.N.

Căn cứ vào cách tính trên, áp dụng đối với trường hợp chị Huỳnh Thị Thùy Trang như sau:

- Tổng thời gian chị Trang làm việc, đóng BHXH bắt buộc là 19 năm 4 tháng.

- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 13 năm 8 tháng.

- Lương cơ bản bình quân của chị Trang trước khi nghỉ việc là 5.098.780 đồng.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp thôi việc của chị Trang sẽ được tính theo công thức: 1/2 x 5.098.780 (đồng) x 5,5 (năm) = 14.021.645 đồng.

Cùng với tiền lương 45 ngày (báo trước khi chấm dứt hợp đồng) và tiền trách nhiệm, lẽ ra chị có thể nhận về 21.677.645 đồng thay vì hơn 17.000.000 đồng như thực tế.

Tương tự, một trường hợp khác - chị Huỳnh Thị Kim Nhất được tính như sau:

Như vậy, thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc của chị Nhất là: 4,8 năm, được làm tròn lên 5 năm.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc của chị Nhất sẽ được tính theo công thức: 1/2 x 5.098.780 (đồng) x 5 (năm) = 12.746.950 đồng.

Lời khuyên của luật sư

Qua hai phép tính trên có thể thấy rằng, người lao động đáng lẽ nhận được quyền lợi tốt hơn nếu hiểu luật, hoặc được tư vấn pháp luật lao động kỹ hơn trước khi đặt bút ký vào bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Luật sư Vũ Ngọc Hà cho hay, theo Điều 42 Bộ luật Lao động thì khi doanh nghiệp không có đơn hàng, thu hẹp sản xuất thì doanh nghiệp có thể xây dựng phương án “thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động”.

Tuy nhiên do việc xây dựng phương án phức tạp, kéo dài nên các doanh nghiệp thường đưa ra phương án hỗ trợ cho người lao động một khoản tiền để thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

“Nếu rơi vào trường hợp đó thì người lao động nên tìm hiểu quy định của pháp luật hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn nhờ tư vấn hỗ trợ trước khi ký biên bản để quyền lợi không bị thiệt thòi”, Luật sư Vũ Ngọc Hà nói.

Chị Huỳnh Thị Thùy Trang đã ký thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động với Keyhinge Toys Việt Nam.

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, ...

Người lao động có được hưởng BHXH 1 lần sau khi đóng 20 năm? Người lao động có được hưởng BHXH 1 lần sau khi đóng 20 năm?

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 20 năm song muốn hưởng BHXH 1 lần thì phải thuộc các trường hợp ra ...

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp?

Tại Luật An toàn vệ sinh lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động (NLĐ) bị ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Đằng sau những sắc thuế! Cà phê tối

Đằng sau những sắc thuế!

Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.

Đằng sau những sắc thuế! Cà phê tối

Đằng sau những sắc thuế!

Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Pháp luật lao động -

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Pháp luật lao động -

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động theo Điều 97 Bộ luật Lao động.

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Pháp luật lao động -

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Nội dung thử việc được quy định từ Điều 24 đến Điều 27 Bộ luật Lao động.