Công nhân mong từng ngày hết cách ly để “nồi cơm không vơi nữa”

Người lao động - Văn Giang

Trước những diễn biến khả quan về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong những ngày gần đây, người lao động đều mong mỏi thời hạn cách ly sẽ sớm kết thúc để được quay trở lại với công việc. Nhiều người đang đếm từng ngày để "nồi cơm nhà mình thôi đừng vơi".
cong nhan mong tung ngay het cach ly de noi com khong voi nua
Người lao động mong mỏi dịch bệnh được kiểm soát, hết thời gian cách ly xã hội để sớm được đi làm. Ảnh: V.G.

Quang năm nay 25 tuổi, đang làm tài xế cho một hãng xe ôm công nghệ, trọ tại Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội). Ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm tỉnh dậy, việc đầu tiên anh cần làm là xé trước đi tờ lịch để sang luôn ngày hôm sau. Công việc xong xuôi, anh lau chiếc xe dream của mình một lượt, đến đêm trước khi đi ngủ, anh lại lau thêm lượt nữa. Một tháng qua, hành động ấy cứ lặp đi lặp lại đều đặn như thế, khiến chiếc xe trước kia vốn lấm lem, bụi bẩn thì nay trở nên mới hơn. Từ khi “bị cấm ra đường”, quanh quẩn trong mấy m2, Quang bỗng lầm lì, ít nói, thi thoảng lại cáu gắt với vợ con.

Cùng với cả nước, Hà Nội chính thức bước vào cách ly từ 01/4, những ngày đầu, anh vẫn liều ra đường để “được đồng nào hay đồng ấy”, nhưng rồi cũng bị phạt bởi đi với “hành vi không thật sự cần thiết”. Tối 14 giữa tháng, cả đêm Quang không ngủ được vì nghĩ chỉ còn cách một hôm là kết thúc Chỉ thị 16. Nhưng rồi, toàn thành phố vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, công cuộc cách ly lại kéo dài tối thiểu thêm một tuần nữa. Anh đi ra, đi vào trong phòng, thấy sốt ruột khi thời gian trôi tưởng như quá chậm. Hai vợ chồng quê dưới Thái Bình, lên lao động tự do cũng đã được 3 năm. Chồng xe ôm, vợ nhập rau quả tại chợ đầu mối để đi bán rong.

Chia sẻ với PV Cuocsongantoan.vn, Quang cho biết: May mắn là đã hơn tháng nay, cả gia đình vẫn cơm ăn hai bữa nhờ mớ rau của vợ. Mỗi ngày chị dậy sớm, đạp xe ra chợ Ngã Tư Sở lấy hàng, rong ruổi mấy tuyến phố cũng dư ra vài chục nghìn. Ngoại trừ tiền trọ là khoản lớn còn lại chi tiêu tiết kiệm nên cũng cầm cự được, nhưng từ hôm biết thông tin trên mạng có chị hàng rong ở Quảng Ninh bị cơ quan chức năng phường xử lý, chị tạm thời nghỉ không dám bán nữa.

May mắn vẫn duy trì công việc trong “thời gian cấm vận”, chị Bình (Phù Lỗ, Sóc Sơn) làm công nhân tại Công ty in và bao bì cũng cùng ước muốn mong ngóng ngày hết cách ly xã hội. Chồng chị làm nhôm kính ở nhà, từ đầu mùa dịch đến nay “chẳng kiếm ra tiền” do phải đóng cửa không hoạt động. Chi phí cả gia đình đều trông vào đồng lương ít ỏi của vợ.

Chị Bình chia sẻ: Vì làm công nhân tại bộ phận thành phẩm nhà máy, lương chủ yếu được tính theo đơn hàng nên thu nhập thực tế phụ thuộc vào hợp đồng công ty ký được. Chị chưa mất việc nhưng đã bị đã cắt giảm ngày công, thay vì làm đều như trước thì nay, hàng tuần chỉ phải làm có 3 ngày chẵn hoặc lẻ luân phiên. Tháng vừa rồi thu nhập không đủ chăm hai đứa con nhỏ. “Chồng coi như thất nghiệp, trong khi chi phí tiền sữa cho các cháu lại tăng, bố mẹ ăn uống xuề xoà thế nào xong cũng được, nhưng bọn trẻ vẫn phải đảm bảo những thứ tối thiểu”.

Không những vậy, cách ly xã hội còn khiến chị “mệt từ sáng đến khuya với con cái”, bởi trường mầm non đóng cửa, nhà có 2 đứa nhỏ không thể gửi trẻ như mọi khi. Chị trông con vất vả hơn và chồng chỉ giúp được phần nào vì bọn trẻ cứ bám mẹ không rời. Đi làm về đã mệt, chị phải cho con ăn, tắm giặt, ru ngủ mãi đến nửa đêm mới kết thúc một ngày, “người lúc nào cũng mệt nhoài, chẳng có thời gian nghỉ ngơi, chỉ mong Chính phủ kiểm soát và công bố hết cách ly càng sớm để hai vợ chồng có thể quay lại công việc, đời sống như cũ”.

Cùng chia sẻ, bạn Thu Phương (Vũ Tông Phan, Thanh Xuân ) là nhân viên của một đại lý chuyên phân phối thực phẩm, đồ gia dụng cho các nhà cung cấp lẻ tại Hà Đông, Hà Nội, dù chưa phải nghỉ việc trong những ngày cách ly nhưng lúc nào cũng luôn trong trạng thái lo lắng vì đi làm khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Cuộc sống cũng trở nên khó khăn, chồng mới chuyển công việc đúng vào thời điểm dịch bùng phát, Phương chỉ mong sao hết ngày 22/4, mọi thứ trở lại bình thường để yên tâm hơn.

Thu Phương cho biết: Đọc những bài báo trên Cuocsongantoan.vn rất thương cho những số phận khốn khổ, phải chạy ăn từng bữa vì dịch bệnh. Bản thân nhận thấy mình vẫn còn rất may mắn khi chưa đến mức túng thiếu quá nhưng nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thêm, cách ly xã hội vẫn còn tiếp diễn thì công việc ảnh hưởng trầm trọng, kinh tế eo hẹp hơn.

“Nồi cơm ngày càng vơi đi” là tình trạng chung của hầu hết những người lao động, công nhân hiện tại. Cuộc sống vốn dĩ đã vất vả, phải lo toan đủ đường nên cách ly xã hội kéo dài lại càng khiến bao gia đình, hoàn cảnh trở lên khó khăn. Mong muốn của những người công nhân, lao động lúc này là tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, họ sớm trở lại với cuộc sống thường nhật.

Mấy hôm nay Hà Nội đã nắng ấm, đường phố cũng bắt đầu nhộn nhịp dần. Những bệnh nhân khỏi bệnh, hết cách ly tập trung ngày càng đông trong khi đã bước sang ngày thứ 4 liên tiếp chưa ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Đó là tín hiệu vui, người lao động đang hy vọng về một sớm bình minh bận rộn cận kề.

cong nhan mong tung ngay het cach ly de noi com khong voi nua Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 20/4

Tính đến 7h sáng ngày 20/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu người nhiễm virus ...

cong nhan mong tung ngay het cach ly de noi com khong voi nua Bình Dương: “Công nhân phải thôi việc, doanh nghiệp đã hết cách!"

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không có đơn hàng để ...

cong nhan mong tung ngay het cach ly de noi com khong voi nua Ai được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng?

Theo Nghị quyết 42/NQ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9/4/2020, nhóm lao động làm việc theo chế độ HĐLĐ phải tạm hoãn thực hiện ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.