Bệnh viện đa khoa Hồng Hà:
Bệnh viện đa khoa Hồng Hà tại số 16 Nguyễn Như Đổ (Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) |
Từ 26 triệu tiền lương giảm xuống còn hơn 6 triệu
Theo đơn khiếu nại, ngày 24/1/2019, bà Phan Thị Thanh Vân nhận được thư mời nhận việc của Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên. Nơi bà Vân làm việc là Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà (địa chỉ số 16 Nguyễn Như Đổ, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội), chức danh công việc là Bác sỹ Nội. Ngày nhận việc là 12/2/2019. Thời gian thử việc 2 tháng, hưởng nguyên lương. Chế độ lương trong thư mời quy định rõ: Lương chính thức bằng 26.000.000 đồng, trong đó lương cơ bản là 18.200.000 đồng, lương KPI (năng suất) là 7.800.000 đồng. Ngoài lương, bà Vân còn được hưởng các chế độ khác theo Bộ luật Lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động theo quy chế tổ chức và hoạt động của công ty.
Ngày 11/2/2019, bà Phan Thị Thanh Vân và ông Hoàng Viết Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên đã tiến hành ký kết hợp đồng lao động số H101524/2019/HĐLĐ-HH (loại hợp đồng có thời hạn 36 tháng) với những điều khoản kèm theo. Tuy nhiên trong hợp đồng chỉ ghi mức lương chính là 4.472.600 đồng. Để cho khớp với tổng thu nhập 26.000.000 đồng đúng như trong thư mời nhận việc, sau khi ký kết hợp đồng với bà Vân, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên ban hành Quyết về chính sách lương và phụ cấp đối với bà Phan Thị Thanh Vân, bác sỹ khoa Nội - Nhi, quyết định ghi rõ tổng lương và phụ cấp bằng 26.000.000 đồng, trong đó: lương cơ bản là 4.472.600 đồng, phụ cấp ăn ca, xăng xe, điện thoại là 21.527.400 đồng.
Thư mời nhận việc mà Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên gửi cho người lao động |
Sau khi ký kết hợp đồng, từ tháng 12/2/2019 bà Phan Thị Thanh Vân đã đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà làm việc và nhận mức lương ổn định 1.000.000 đồng/ngày (26.000.000 đồng/tháng) đúng như hai bên đã thỏa thuận. Điều này thể hiện rõ trong thang bảng lưởng của bà Vân từ tháng 2/2019 - tháng 7/2019. Điều này cũng được minh chứng qua cụm từ “Lương cơ bản” được sử dụng trong bản Thông báo điều chỉnh thu nhập mà phía Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên gửi cho bà Vân sau này.
Tuy nhiên, ngày 21/8/2019, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên lại ban hành quyết định 097/2019/QĐ-HH điều chỉnh các chính sách về lương và phụ cấp đối với bà Phan Thị Thanh Vân, từ 21.527.400 đồng tiền phụ cấp ăn ca, xăng xe, điện thoại trước đó, xuống còn 2.000.000 đồng. Kèm theo đó là thông báo điều chỉnh thu nhập của bà Vân với mức lương cơ bản từ 1.000.000 đồng/ngày (ứng với 6 ngày làm việc/tuần) xuống còn 300.000 đồng/ngày (ứng với 2 ngày làm việc/tuần).
Với quyết định nêu trên, bà Phan Thị Thanh Vân cho rằng phía Bệnh viện Hồng Hà, chủ quản là Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên đã đơn phương thay đổi các điều khoản đã thỏa thuận trước đó, trực tiếp phương hại đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Như vậy từ 26 triệu đồng lương chính thức trước đó, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên đã cắt giảm xuống còn 6,47 triệu tính cả phụ cấp.
Hợp đồng vô hiệu?
Trao đổi với ông Hoàng Viết Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên về vấn đề người lao động nêu trong đơn, ông Tùng cho rằng Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên (đơn vị chủ quản của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà) không sai khi điều chỉnh thu nhập cho người lao động, bởi vì công ty vẫn tuân thủ theo đúng các nội dung cam kết trong hợp đồng đã ký với người lao động.
Tuy nhiên, khi hỏi tới một số điểm bất thường trong thư mời làm việc, quyết định điều chỉnh thu nhập, bảng lương của người lao động… thì ông Tùng không trả lời.
Thông báo điều chỉnh thu nhập mà Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên gửi cho người lao động |
Trong thư mời làm việc mà Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên gửi cho bà Phan Thị Thanh Vân nêu rõ: Lương chính thức bằng 26.000.000 đồng, trong đó lương cơ bản là 18.200.000 đồng, lương KPI (năng suất) là 7.800.000 đồng. Ngoài ra còn có: các khoản phụ cấp khác (nếu có); các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong Quyết về chính sách lương và phụ cấp đối với bà Phan Thị Thanh Vân lại ghi: Lương cơ bản là 4.726.600 đồng; phụ cấp ăn ca, xăng xe, điện thoại là 21,527,400 đồng. Như vậy là thiếu sự đồng nhất. Trong bảng lương của bà Phan Thị Thanh Vân đều thể hiện mức lương cơ bản là 26.000.000 đồng; ứng với 1000.000 đồng/ngày làm việc. Ngay cả trong Thông báo điều chỉnh thu nhập mà phía Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên gửi cho bà Phan Thị Thanh Vân ngày 25/8/2019. Điều này có nghĩa rằng, số tiền 26.000.000 đồng là tiền lương, không phải là phụ cấp, nên việc công ty đơn phương điều chỉnh lại thu nhập của người lao động khi chưa được sự đồng thuận là thiếu cơ sở.
Theo theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 từ Điều 122 đến Điều 130 thì có 09 trường hợp hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu, trong đó có trường hợp hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
Hợp đồng vô hiệu do giả tạo được hiểu là: Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đồng đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba (như cơ quan thuế chẳng hạn - pv) thì hợp đồng đó cũng bị tuyên là vô hiệu. Như vậy, có hai trường hợp hợp đồng bị coi là giả tạo khi hợp đồng xác lập nhằm mục địch che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.
Theo Luật sư Phạm Văn Lượng - Công ty Tôi Yêu Luật (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội), trường hợp hợp đồng lao động số H101524/2019/HĐLĐ-HH giữa bà Phan Thị Thanh Vân và ông Hoàng Viết Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên (đơn vị chủ quản của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà) có dấu hiệu của hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng này được xác lập có điều khoản về tiền lương trả cho người lao động tương đối thấp (4,47 triệu) so với cam kết lương chính thức trong thư mời và bảng kê lương hằng tháng (26 triệu). Vì vậy, đảm bảo quyền lợi, người lao động có thể làm đơn gửi cơ quan chức năng để đề nghị điều tra, xem xét làm rõ.
Thông tin mới nhất từ bà Phan Thị Thanh Vân, mới đây đại diện Công ty Cổ phần Kinh doanh và Điều trị Y tế Đức Kiên (đơn vị chủ quản của Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà) đã gặp gỡ bà để thỏa thuận hỗ trợ 1 tháng lương (bằng 26 triệu đồng) cho bà nhưng bà kiên quyết từ chối. Hiện bà Vân đã làm đơn gửi cơ quan thanh tra, cơ quan thuế để các cơ quan này vào cuộc.
Kiên quyết xử lý nhà hàng, khách sạn ven biển xả bẩn ra môi trường Những ngày mưa lớn, các cống xả thải ở Đà Nẵng liên tiếp tràn nước thải sinh hoạt ra biển gây ô nhiễm môi trường. ... |
Vì sao hoãn phiên vụ người lao động kiện Công ty Mía đường Sóc Trăng? Mới đây, Tòa án Nhân dân TP. Sóc Trăng đã phải hoãn xử sơ thẩm vụ án lao động về tranh chấp quyền, lợi ích ... |
Liên đoàn Lao động Bắc Giang: Kiến nghị xử lý hình sự doanh nghiệp trốn đóng BHXH Tại Bắc Giang, sau vụ Công ty Trường Thành, lại có 3 đơn vị trốn đống, nợ BHXH số tiền lớn, thời gian nợ kéo ... |
Đà Nẵng sẽ khởi kiện doanh nghiệp "chây ì" nợ tiền bảo hiểm xã hội Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội. Theo đó, sẽ khởi ... |