Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?
Công đoàn

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
So với Luật Công đoàn năm 2012, Luật Công đoàn năm 2024 đã tăng thêm 4 điều.
Luật Công đoàn 2024: Để luật “thấm sâu” vào đời sống người lao động

Luật Công đoàn năm 2024 chính thức được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, thay thế Luật Công đoàn năm 2012, với 443/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 92,48% tổng số đại biểu).

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công đoàn năm 2024. Ảnh minh hoạ

Luật Công đoàn năm 2024 gồm 6 chương, 37 điều với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn năm 2012; thể chế hoá Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng về tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân, đặc biệt là Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý trực tiếp, quan trọng cho tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, nâng cao vị thế, khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Luật Công đoàn năm 2024 có nhiều điểm mới. Trước hết, trên cơ sở kế thừa những thành tựu và nội dung của Luật Công đoàn năm 2012, Luật Công đoàn năm 2024 được bố cục gồm 6 chương, 37 điều (tăng thêm 4 điều so với Luật Công đoàn năm 2012), với bố cục cụ thể như sau:

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?
Luật Công đoàn năm 2024 phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, bối cảnh hội nhập và tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Ảnh: AI

Chương I (Những quy định chung, từ Điều 1 đến Điều 10). Chương này bao gồm các quy định chung về Công đoàn, xác định vị trí pháp lý của Công đoàn Việt Nam; Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích một số từ ngữ; Việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam; Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam; Hợp tác quốc tế về công đoàn; Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Tại Chương II (Quyền, trách nhiệm của Công đoàn và đoàn viên công đoàn, từ Điều 11 đến Điều 22) tập trung làm rõ các quyền và trách nhiệm theo từng lĩnh vực hoạt động của Công đoàn trên cơ sở chức năng của Công đoàn đã được hiến định và xác định, quy định tại Điều 1 của Luật Công đoàn 2024.

Đây cũng là một trong những chương quan trọng nhất của Luật.

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?
Liên đoàn Lao động huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Công đoàn 2024 cho gần 100 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch ở các CĐCS trực thuộc. Ảnh: LĐLĐ.

Cụ thể, Chương này quy định về quyền và trách nhiệm của Công đoàn như sau: đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; Quyền và trách nhiệm của Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; Quyền trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và kiến nghị xây dựng pháp luật; Quyền và trách nhiệm của Công đoàn tham dự các kỳ họp, phiên họp, cuộc họp và hội nghị liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; Quyền tham gia kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Quyền và trách nhiệm giám sát của Công đoàn; Quyền và trách nhiệm phản biện xã hội của Công đoàn; Trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; Quyền và trách nhiệm của Công đoàn đối với người lao động ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Đồng thời, Chương này còn quy định về quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn (gồm 12 quyền và 3 nhóm trách nhiệm).

Tại Chương III (Trách nhiệm của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với Công đoàn, từ Điều 23 đến Điều 25), trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn; Mối quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, với người sử dụng lao động; Trách nhiệm của người sử dụng lao động với Công đoàn đã được quy định cụ thể.

Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới?

Diễn đàn “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn” trước thềm chính thức diễn ra Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: PV

Trong Chương IV (Bảo đảm hoạt động Công đoàn, từ Điều 26 đến Điều 34), Luật quy định bảo đảm về tổ chức, cán bộ, điều kiện hoạt động, bảo vệ cán bộ công đoàn; Tài chính công đoàn; Miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; Kiểm tra, thanh tra, giám sât tài chính công đoàn; Công khai tài chính công đoàn…

Các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn, xử lý vi phạm pháp luật về Công đoàn được quy định tại Chương V (từ Điều 35 đến Điều 36), trong đó quy định nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn, xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

Chương V (Điều khoản thi hành, Điều 37) quy định về hiệu lực thi hành của Luật, thay thế Luật Công đoàn năm 2012 từ ngày 1/7/2025.

Luật Công đoàn năm 2024 chính thức có hiệu lực, có thể nói đã củng cố hành lang pháp lý cho Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ hiến định của mình, từ đó đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển và tâm tư, nguyện vọng của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.

Kinh phí công đoàn 2%: Cân bằng lợi ích, củng cố niềm tin Kinh phí công đoàn 2%: Cân bằng lợi ích, củng cố niềm tin

Luật Công đoàn 2024 tiếp tục duy trì quy định mức đóng kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương đã nhận được sự đồng ...

Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Công đoàn 2024 Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Công đoàn 2024

Luật Công đoàn 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở trong Luật Công đoàn 2024 Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở trong Luật Công đoàn 2024

Công tác phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được thể hiện rõ trong điều 19 của Luật ...

Tin mới hơn

Nối dài hi vọng cho cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo ở Huế

Nối dài hi vọng cho cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo ở Huế

Vào một ngày cuối tháng 5/2025, cô giáo Nguyễn Thị Bích Huệ, đoàn viên Công đoàn Trường THPT Bình Điền không may mắc bệnh hiểm nghèo, đột nhiên ngưng tim, rơi vào hôn mê sâu khi đang điều trị tại bệnh viện, buộc các bác sĩ phải phẫu thuật cấp cứu. Thấu hiểu những khó khăn đó, Công đoàn ngành Giáo dục thành phố Huế đã tiến hành kêu gọi hỗ trợ, giúp nối dài hi vọng cho cô giáo Huệ.
Nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ngày 10/6/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành quyết định số 304-QĐ/TW trong đó quy định nhiệm vụ của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ngày 10/6/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành quyết định số 304-QĐ/TW về Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tin tức khác

Từ xưởng đạn thô sơ đến UAV hiện đại: Hành trình làm chủ trang bị - khí tài của ngành quân giới

Từ xưởng đạn thô sơ đến UAV hiện đại: Hành trình làm chủ trang bị - khí tài của ngành quân giới

Giữa thời bình, có những người lính không cầm súng nơi trận tuyến, nhưng ngày ngày âm thầm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vũ khí - bền bỉ góp phần nâng tầm sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Gắn kết triệu con tim, bồi đắp sức mạnh Việt Nam toàn cầu

Gắn kết triệu con tim, bồi đắp sức mạnh Việt Nam toàn cầu

Trong hành trình giữ gìn và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã được vinh danh tại Chương trình "Vinh quang Việt Nam 2025" như một biểu tượng kết nối bền chặt giữa Tổ quốc và cộng đồng kiều bào trên khắp năm châu.
Hiến pháp sửa đổi: Củng cố vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn Việt Nam

Hiến pháp sửa đổi: Củng cố vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn Việt Nam

Nghị quyết số 203/2025/QH15 (ngày 16/6/2025) của Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp làm rõ vai trò cốt lõi, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân và khẳng định vị trí quan trọng, không thể thay thế của Công đoàn Việt Nam.
Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bình tĩnh và tin tưởng vào công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 7, khóa XIII diễn ra trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang quyết liệt thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy. Không đơn thuần là một kỳ họp định kỳ, hội nghị lần này thực sự là điểm “bản lề” về tư duy, nhận thức và hành động của tổ chức Công đoàn.
Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Hướng dẫn mới về công đoàn xã và công đoàn đặc khu

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai về công đoàn xã, công đoàn đặc khu cụ thể như sau:
Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Truyền thông cho đoàn viên, người lao động là quá trình dẫn dắt cảm xúc và xây dựng niềm tin

Bài nghiên cứu phân tích sự thay đổi trong hành vi tiếp cận thông tin của người lao động ngành Dệt May trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở phỏng vấn sâu, nhóm tác giả chỉ ra hiệu quả, rào cản và đề xuất giải pháp nâng cao truyền thông nội bộ. Truyền thông không chỉ là cung cấp thông tin, mà còn là quá trình tạo niềm tin và gắn kết người lao động với doanh nghiệp, công đoàn.
Xem thêm