Khuyến cáo của ngân hàng TechcomBank cho khách hàng để phòng tránh lừa đảo. |
Đây đã là lần thứ hai, chị Huỳnh Thị V, cô giáo trường tiểu học Lê Văn Hiến (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) bị mất oan số tiền lương khi nhận được tin nhắn hướng dẫn về các thao tác cài đặt thông tin trong tài khoản ngân hàng.
Chia sẻ về lần đầu tiên, chị V cho biết đã nhận được một tin nhắn của họ hàng nước ngoài thông qua Messenger. Nội dung tin nhắn là người họ hàng muốn nhờ chị chuyển giúp một khoản tiền vì đang kẹt việc gia đình và chưa đổi được tiền Việt. Ban đầu, người họ hàng giả không nhắn tin mượn tiền ngay mà nói chuyện với chị về gia đình, khiến chị hoàn toàn tin tưởng. Sau một lúc, người họ hàng này nhắn tin nhờ giúp đỡ với khoản tiền không quá lớn khiến chị V mất cảnh giác với lời hứa sẽ hoàn trả chị ngay khi đổi được tiền Việt.
Sau khi thực hiện việc chuyển tiền theo hướng dẫn của người bà con, chị V vẫn không hề hay biết rằng mình đã bị lừa. Vài ngày sau, tài khoản của người họ hàng biến mất, lúc này, chị V liên hệ với gia đình bên nước ngoài thì mới biết ra là không ai trong gia đình chị nhờ chuyển tiền.
“Lúc này tôi mới nhận ra những điểm bất thường. Bản thân lúc đó vì quá tin tưởng là người nhà nên tôi đã bỏ qua. Cũng đôi lần, họ hàng tôi vẫn nhờ chuyển các khoản tiền khi kẹt nên tôi đã thật sự chủ quan”, chị V chia sẻ.
Ở lần thứ hai, chị V tự trách bản thân nhiều hơn bởi việc tò mò về những ứng dụng mới trong chuyển khoản ngân hàng. Chị chia sẻ sau khi tiền lương chuyển về tài khoản thẻ được vài ngày mà chị chưa rút để sử dụng thì chị nhận được tin nhắn từ đầu số điện thoại lạ với nội dung về một ứng dụng dành cho việc quản lý tài khoản thẻ của ngân hàng với các tiện ích về tích điểm, đổi quà,…
Vốn bản thân khi đọc được những thông tin thú vị về các dịch vụ khuyến mãi kèm theo có chút tò mò nên chị V đã kích vào đường link và thực hiện các thao tác tải ứng dụng. Gần như sau khi thực hiện bước cuối cùng xác nhận thì chị nhận được tin nhắn trừ 5 triệu đồng trong tài khoản.
Khi liên hệ ngân hàng, chị V mới hay biết rằng đó là một ứng dụng độc hại. Các bước thực hiện của chị đã giúp bọn lừa đảo đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực một lần (OTP-One Time Password) của tài khoản thẻ và rút khoản tiền đó.
Chị V không phải là những trường hợp duy nhất khi hiện nay, nhiều chiêu thức lừa đảo còn giả dạng tin nhắn cuộc gọi của công an, cơ quan để yêu cầu việc chuyển khoản án phí phục vụ điều tra. Liên hệ với các trường hợp khác, tại Hà Nội, bà Phạm Thị Mười may mắn giữ lại được khoản tiền 200 triệu đồng khi các nhân viên ngân hàng Agribank nhận thấy điểm bất thường và không thực hiện thao tác chuyển khoản. Bà Mười đã nhận được cuộc gọi đe dọa của một người tự xưng là công an nói gia đình bà liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, nếu không nộp tiền sẽ bị công an bắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như bà Mười.
Hiện nay, để bảo vệ khách hàng, các ngân hàng đã có nhiều khuyến cáo trên trang chủ. Từ việc đưa ra các chiêu thức lừa đào thường gặp, đến những hành động khuyến cáo không nên thực hiện và các đường dây nóng liên hệ khi gặp bất kỳ vướng mắc hay sự cố nào liên quan đến tài khoản.
Cú ngã của Cocobay Đà Nẵng và "đớn đau" của khách hàng Những lời "mật ngọt", cam kết cùng các ưu đãi hấp dẫn từ những chủ đầu tư condotel khiến cho không ít khách hàng "vỡ ... |
Vụ tai biến sản khoa tại Đà Nẵng: "Người chửa - cửa mả" Đối với những người phụ nữ sinh con trải qua giờ phút sinh tử thì khi đứa con chào đời, người mẹ cũng được tái ... |
Vụ tai biến sản khoa: Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế yêu cầu rà soát Ngày 24/11, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, ... |