Thay nước bình hoa, cây cảnh thường xuyên để phòng muỗi đẻ trứng. Ảnh: Minh họa |
Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình cần chủ động thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín hoặc lật úp các vật dụng, dụng cụ chứa nước trong hộ gia đình như: Chậu hoa cây cảnh, hòn non bộ, lu, khạp, bồn, bể chứa nước. Ngoài ra, các gia đình cần hợp tác với cán bộ y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi đảm bảo bao phủ được tất cả các hộ gia đình, tất cả các tầng, phòng.
Với bệnh tay – chân – miệng, chuyên gia y tế khuyên cha mẹ, người lớn cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Các bệnh dạ dày và bệnh về đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn Salmonella, E. coli hoặc norovirus thường gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh trong một thời gian ngắn. Thậm chí, người bệnh nhiễm khuẩn Salmonella còn có thể tử vong nếu nếu không được điều trị đúng cách. Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc các vật dụng mà người bệnh chạm phải như đồ chơi, nội thất hay dụng cụ trong bếp. Để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh, phòng bệnh đúng cách, đặc biệt là giữ gìn vệ sinh nhà cửa là điều rất quan trọng.
Thường xuyên lau dọn vệ sinh định kỳ vài ngày/lần, chùi vết bẩn ngay khi chúng mới phát sinh để việc tẩy rửa dễ dàng hơn. |
Để vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là sàn nhà, tường khu vực bếp nếu chỉ lau chùi bình thường rất khó diệt khuẩn. Lời khuyên là bạn nên làm sạch nhà ở với xà phòng, nước tẩy đa năng, nước lau nhà là cách giúp loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh và cũng khiến nhiều bề mặt trở nên vệ sinh hơn.
Bạn nên quét trần, lau quạt trên cao, lau dọn đầu tủ… trước khi lau dọn sàn nhà. Nếu bạn làm ngược lại thì chiếc sàn bạn vừa lau sạch bong chắc chắn sẽ vướng đầy bụi, mạng nhện… khi bạn quét đầu tủ, trần nhà và bạn sẽ phải lau lại.
Thảm trải sàn trong phòng ăn và phòng khách thường dễ bị đổ thức ăn, nước uống lên đó nhưng việc lau chúng bằng khăn thấm nước chỉ khiến cho chất bẩn dễ thấm và thấm sâu vào trong thảm mà thôi. Cách làm đúng là bạn hãy đổ nước soda ngập trên vết bẩn và dùng khăn khô thấm sạch nhé. khi bạn xịt dung dịch vệ sinh vào bồn rửa, hãy để chừng 2 phút trước khi bắt tay vào cọ rửa nhé.
Để làm sạch các vật dụng trong nhà, chúng ta thường sử dụng các dụng cụ vệ sinh như giẻ lau, bọt biển, chổi, máy hút bụi… Thế nhưng các dụng cụ này lại ít được quan tâm vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. Điều này khiến cho chúng trở thành nơi tích trữ vi khuẩn nhiều nhất và làm bẩn sang những đồ dùng bạn muốn làm sạch. Do đó, hãy nhớ vệ sinh định kỳ cho các dụng cụ vệ sinh, và nếu chúng quá bẩn hãy thay mới.
Một số vết bẩn như nước tiểu vật nuôi, rượu vang, cà phê, trà… sẽ dễ dàng làm sạch hơn nếu bạn xử lý chúng ngay lập tức khi mới bị vấy bẩn. Nếu để lâu, vết bẩn sẽ ngấm sâu vào các sợi vải và lúc này việc làm sạch sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Theo đó, bạn cần ngay lập tức dùng khăn khô thấm hút chất lỏng vấy bẩn càng nhanh càng tốt. Sau đó nên giặt qua nước lạnh rồi thấm hút lại bằng khăn khô thêm một lần nữa.
Một điều nữa khiến cho việc lau dọn nhà cửa của bạn trở nên nặng nề là bạn không chịu vệ sinh chúng thường xuyên. Các vết bẩn lâu ngày trên sàn, trên tường và trên các vật dụng không chỉ khiến cho không khí trong nhà không tốt cho sức khỏe mà chúng cũng trở nên cực kỳ cứng đầu mà bạn không dễ tẩy rửa.
Vì vậy, hãy lên lịch vệ sinh nhà cửa định kỳ nhé, điều này giúp cho việc chăm sóc nhà cửa nhẹ nhàng hơn và mất ít thời gian hơn đấy. Bạn nên trồng thêm nhiều cây xanh, hút bụi trong nhà thường xuyên cũng là cách ngăn chặn, bảo vệ sức khoẻ trước tác hại của bụi mịn, ô nhiễm không khí.
Ho mùa lạnh, hướng dẫn bạn điều trị ho đúng cách Ở nước ta, hiện là thời điểm chuyển mùa cũng là yếu tố thuận lợi khiến cho người nhạy cảm mắc ho nhiều. Ngoài ra, ... |
Thường xuyên ăn gỏi sống, trong bụng ngư dân chứa hàng nghìn sán lá gan Cách vài ba ngày lại ăn gỏi cá, gỏi ốc, ông Tr. rất bàng hoàng khi biết trong đường mật của mình có hàng ngàn ... |
Tiêm chất làm đầy và những điều quan trọng bạn cần biết Chất làm đầy (filler) là các hoạt chất tổng hợp được dùng để thay thế hoặc tăng thể tích mô bị mất do chấn thương, ... |