Cha mẹ cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Ảnh: ytehagiang. |
1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em?
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi và bất cứ thời điểm nào trong năm, trong đó khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12 có xu hướng tăng rõ rệt.
Nguồn lây nhiễm chủ yếu là do tiếp xúc: Dịch tiết mùi, đờm hoặc tiếp xúc với nước bọt, chất lỏng từ mụn nước bị vỡ của người mắc bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Thông thường, những dấu hiệu ban đầu, trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Ngoài ra, còn có các vết loét phía trong và vòm miệng, đầu lưỡi, lợi gây đau đớn.
Theo ThS.BS Nguyễn Công Cảnh, Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng ở thể nặng còn có các dấu hiệu: Quấy khóc liên tục, sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu đỡ dù đã uống thuốc hạ nhiệt, hay giật mình.
Bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên nên lập tức đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Thực hiện rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi để phòng bệnh - Ảnh minh họa. |
3. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bộ Y tế khuyến cáo cần thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh tay chân miệng:
- Nhắc nhở trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện tốt ăn chín, uống sôi
- Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
- Tránh mớm thức ăn cho trẻ
- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi hay dùng chung khăn tay, khăn mặt hoặc các vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi...
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế...bằng chất tẩy rửa thông thường.
- Cách ly trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Vệ sinh nhà tiêu sạch sẽ, thoáng mát.
Bạn đã ăn đúng cách táo, quýt, trứng gà, chuối...để có lợi cho sức khỏe chưa? Táo, quýt, trứng gà, chuối... mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng ăn không đúng cách sẽ khó phát huy hiệu quả. |
Dùng đồ hộp thế nào cho có lợi sức khỏe? Đồ hộp chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản có thể không phù hợp đối với từng cơ thể, vì vậy cần lưu ý ... |
Những tác hại cho sức khỏe khi lạm dụng các loại hạt dinh dưỡng Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, macca, hạt chia, hạnh nhân... có lợi cho cơ thể, nhưng nếu nạp quá nhiều có thể ...g |