Bệnh sốt xuất huyết Dengue là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền nhiễm cho. Căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII, đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp sốt xuất huyết vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm.
Cách tốt nhất để phòng tránh sốt xuất huyết là tránh để bị muỗi đốt |
Ở thể bệnh nhẹ: bệnh nhân có triệu chứng:
Ở thể bệnh nặng: bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Xuất huyết dưới da là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết |
Giai đoạn 1: Các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường: người bệnh bị sốt cao 39 – 40 độ C một cách đột ngột trong 1 hoặc 2 ngày đầu. Cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay và nhanh chóng điều trị nếu nhận kết quả dương tính.
Giai đoạn 2: từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, giai đoạn rất nguy hiểm, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy: xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi; chảy máu cam; chảy máu chân răng. Những biến chứng nặng hơn sẽ xuất hiện: bệnh nhân có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường.
Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường, cũng nên đến bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.
Các trường hợp có tiểu cầu hạ thấp cũng cần vào viện để theo dõi, tránh nguy cơ chảy máu, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng.
Hạ tiểu cầu: biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cơ thể mệt mỏi, li bì. Do đó, nhiều người khỏe mạnh chủ quan, không theo dõi cho đến khi bị xuất huyết ồ ạt.
Cô đặc máu: biến chứng cô đặc máu có liên quan nhiều đến triệu chứng mệt, đau tức vùng gan, nôn, buồn nôn, lơ mơ, li bì, thường kéo dài 24-48 giờ.
Xét nghiệm NS1: được chỉ định làm từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 của bệnh để xác định chính xác kháng nguyên của virus.
Xét nghiệm kháng thể IgM: được chỉ định từ ngày thứ 6 trở đi, nhằm xác định kháng thể của cơ thể người bệnh chống lại virus trong giai đoạn cấp tính.
Xét nghiệm kháng thể IgG: để xác định kháng thể của cơ thể người bệnh bảo vệ lâu dài.
Thời gian: Cố gắng tránh ra ngoài vào lúc bình minh, hoàng hôn và đầu buổi tối.
Nước tù đọng: Muỗi Aedes sinh sản trong nước sạch, tù đọng. Kiểm tra và loại bỏ nước tù đọng có thể giúp giảm thiểu rủi ro. Ngăn chặn bất cứ điều gì có thể dẫn đến sự tích tụ của vũng nước hoặc nước tù đọng.
Giữ gìn vệ sinh xung quanh môi trường sống, chà rửa để loại bỏ trứng muỗi. Thực hiện các biện pháp xịt thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
Phát hiện lâm sàng cẩn thận, cách ly và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng.
Quảng Nam ghi nhận gần 5.000 ca sốt xuất huyết Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Nam, sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp so với các năm trước đây, gia ... |
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại tỉnh Quảng Bình Chỉ trong mấy ngày qua, tại Tx. Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) số người mắc bệnh sốt xuất huyết đã tăng đột biến, nguy cơ ... |
Công nhân Đường sắt trước nỗi lo sốt xuất huyết Trên địa bàn Thủ đô, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và nhiều ca mắc mới. Công nhân ngành Đường sắt cũng ... |