Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên - Ảnh minh hoạ |
Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh này khiến vùng da ở tay hoặc ở chân bị tổn thường, gây ngứa rát, lở loét cho người bệnh. Việc điều trị bệnh này không quá khó khăn, song người dân cần phải lưu ý phòng tránh trong mùa mưa ngập lụt để không bị một số bệnh lây nhiễm khác.
Triệu chứng của bệnh nước ăn chân
Triệu chứng của “nước ăn chân” điển hình là ở các kẽ chân xuất hiện lớp nấm màu trắng đục, sờ hơi ẩm hoặc nặng hơn là có các mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy. Nấm có thể lan xuống dưới lòng bàn chân hoặc lên trên bề mặt chân tùy vào mức độ vi khuẩn “ăn” nặng, nhẹ khác nhau.
Chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị “nước ăn chân” cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn. Trong tình huống bắt buộc phải lội vào vùng nước bẩn, phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn (nếu có). Sau đó, lau khô chân bằng khăn sạch để đảm bảo loại hết vi khuẩn gây bệnh.
Cách điều trị bệnh nước ăn chân
Trường hợp thấy có các triệu chứng của “nước ăn chân”, việc cần thiết nhất là dùng nước muối rửa sạch chỗ nấm. Sau đó, bôi thuốc chữa nấm chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
Để điều trị bệnh này khá đơn giản, người bệnh cần mua thuốc kem trị nấm da lên vùng da bị tổn thương trong vòng 4 ngày thì bệnh sẽ đỡ. Song để điều trị dứt điểm buộc người bệnh phải luôn để chân khô ráo, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước. Sauk hi tiếp xúc với nước thì cần hong khô chân.
Bên cạnh việc bôi thuốc thì cũng có nhiều cách trị bệnh bằng phương pháp dân gian - Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh việc bôi thuốc thì dân gian cũng có nhiều cách chữa nước ăn chân, tay khác như: Dùng lá trầu không, đường phen đun sôi lấy nước để rửa vết thương, dùng lá kim ngân sắc đặc để ngâm chân; dùng lá chè xanh và lá phèn đen nấu nước đặc để ngâm vết thương. … Cần tham khảo các bài thuốc kỹ trước khi thực hiện để có hiệu quả nhanh nhất.
Để phòng tránh bệnh nước ăn chân, tay cần phải vệ sinh sạch sẽ chân và tay thường xuyên nhất là các kẽ của ngón. Sau khi tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm thì cần rửa sạch chân, tay và ngâm vào nước muối, việc ngâm chân, tay vào nước muối để diệt khuẩn. Bên cạnh đó cần phải lau khô chân tay sau khi tiếp xúc với nước.
Nếu trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với nước, cần phải trang bị cho mình như ủng chống nước, găng tay. Nhằm ngăn cách chân và tay tiếp xúc với mặt nước, nhất là vùng nước ô nhiễm nặng.
Khi thấy có biểu hiển vệt đỏ, không gãi nhiều. Tránh việc lở loét và tổn thương vùng da trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp nếu trong gia đình có người mắc bệnh tránh tiếp xúc như dùng chung tất, dày dép, để hạn chế việc lây nhiễm.
Khi có các triệu chứng bất thường cần tới gặp bác sỹ kịp thời để có phương pháp điều trị, tránh gây tổn thương nặng cho vùng da.Trong trường hợp bệnh khiến người bệnh nóng, sốt thì bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị./.
Những lưu ý giúp bạn an toàn khi di chuyển trong thời tiết mưa bão Mùa mưa bão, đường phố ngập lụt thường xảy ra va chạm hoặc tắc nghẽn giao thông. Những mẹo sau đây sẽ rất hữu ích ... |
Những bệnh dễ mắc trong mùa mưa bão và cách phòng tránh Sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật có hại và chất thải gây ô nhiễm môi trường khiến lây lan bệnh tật. ... |