Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành y tế địa phương không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu - Ảnh: VOV |
Trong tháng 8 vừa qua, có 4 trường hợp từ 11 đến 26 tuổi ở hai xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà phải nhập Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum điều trị vì nghi mắc bệnh bạch hầu.
Các xét nghiệm sau đó của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khẳng định cả 4 bệnh nhân này đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Điều đáng lo ngại là bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh… dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, thì ngành y tế địa phương lại không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì không có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Bác sỹ Lê Thị Chi, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, bệnh viện chỉ có thể dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân: “Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Tại vì kháng độc tố thì chỉ dùng huyết thanh kháng độc tố để trung hòa độc tố giờ mình chỉ điều trị triệu chứng là kháng sinh nâng đỡ cho bệnh nhân thôi”.
Theo các bác sĩ, bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm có khả năng gây tử vong chủ yếu ảnh hưởng mũi, cổ họng, đôi khi ở da và có thể gây tử vong. Các vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu.
Khi mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân thường sốt nhẹ, đau đầu, viêm họng giống như viêm amidan, dẫn tới khó thở, đau họng dẫn tới chán ăn, ho, giọng nói khàn, sổ mũi, hơi thở hôi, da trở nên sạm đen, hay hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.
Sau khi xuất hiện triệu chứng khoảng 2-3 ngày, ở trong họng, thanh quản, mũi xuất hiện màng giả có màu trắng ngà. Màng giả bạch hầu này dai, dính và khi bóc màng giả sẽ gây chảy máu. Khi đó, màng giả có thể có màu xám hoặc đen.
Hai thể thường gặp nhất của bệnh bạch hầu là bạch hầu họng và thanh quản, khi màng giả lan rộng có thể gây tắc nghẽn đường thở. Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể tác động lên các cơ quan chính của cơ thể gây viêm tim, viêm thận, liệt tay, chân, mắt lé, thay đổi giọng nói do bị ngọng thanh quản. Nếu độc tố mạnh, hấp thu lượng lớn có thể gây ra những biểu hiện nhiễm độc như phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê và có thể tử vong trong 6-10 ngày nếu không được điều trị kịp thời.
Dịch bạch hầu bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh sẽ lây nhiễm. Khi mắc bệnh, người bệnh bạch hầu ho, hắt hơi sẽ làm bắn ra những giọt nhỏ mang vi khuẩn. Nếu một người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu hít phải những giọt này thì có thể lây bệnh. Một số rất hiếm các trường hợp có thể lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc.
Hà Nội: Sát hại 2 nữ sinh, nam thanh niên bất ngờ nhảy lầu tự tử Vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra vào sáng nay tại phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khi một nam thanh niên được ... |
Ban quản lý ATTP TPHCM khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó Khuyến cáo được công bố trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM trong bối cảnh một số ... |
Thời tiết ngày 16/9: Bắc Bộ ngày nắng, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục xảy ra mưa dông Trong khi Bắc Bộ nắng ráo, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục xảy ra mưa dông trên diện rộng trong ngày đầu ... |