TP HCM trở nên vắng vẻ, ít người qua lại. Ảnh NN |
Dịch bệnh khiến lĩnh vực kinh doanh của mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, người lao động thất nghiệp nhiều hơn. Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại.
Anh Nguyễn Tùng Lâm, chủ nhà hàng trên đường Phạm Văn Đồng chia sẻ rằng quán ăn của anh trước đây lúc nào cũng mở cửa đến 12h đêm. Nhưng hiện nay hầu như đóng cửa chỉ mở vào buổi tối, và khách rất ít, chỉ lèo tèo một vài người. Điều này khiến cho việc kinh doanh của anh trở nên ế ẩm. Hơn nữa, anh hiện còn phải bù lỗ nặng vì tiền mặt bằng, kinh doanh, thực phẩm…
"Chỉ vì dịch bệnh mà ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề lĩnh vực quá, kiểu này chúng tôi không chỉ đóng cửa hàng mà còn thua lỗ nặng. Năm nay làm ăn kinh tế khó khăn quá”, anh Lâm chia sẻ.
Không chỉ các hàng quán đóng cửa, ngay tại trung tâm thành phố, nhiều mặt bằng có vị trí rất đẹp nhưng vẫn được dán thông báo cho thuê, sang lại mặt bằng... Điều này báo động một thị trường kinh tế buồn.
Anh Lê Công Tuấn, chủ một shop quần áo trên đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM cho biết, vì dịch mà không có khách đến trực tiếp cửa hàng để xem quần áo. Nhiều hôm cả ngày vẫn không có khách, về lâu dài không ổn nên anh phải chuyển qua bán online. Doanh thu của shop quần áo trong tháng qua giảm đi 50% so với thời gian trước dịch.
Chị Trương Thị Sen, từng làm nhân viên tại một nhà hàng trên đường Phạm Ngũ Lão chia sẻ: "Tôi chọn công việc tự do vì không gò bó trong một không gian, được giao tiếp với mọi người và dễ kiếm việc làm. Nhưng tôi không ngờ được rằng vì ảnh hưởng của dịch khiến tôi phải nghỉ làm. Hàng quán ế ẩm, không có khách hàng như trước đây, ông chủ bảo nhân viên chúng tôi tạm thời nghỉ để chống dịch, khi nào ổn định trở lại làm việc. Tôi thấy rằng dịch bệnh đang lây lan nhanh nên nghỉ làm cũng tốt để bảo vệ mình và mọi người. Dù hơi khó khăn, nhưng đành phải về ăn bám cha mẹ một tháng vậy".
"Tôi về quê ở miền Tây với tía, má một thời gian rồi khi hết dịch thì lên làm lại. Ở thành phố bây giờ việc làm cũng khó khăn, ở lại còn mất thêm tiền thuê trọ nên tôi về quê sống với gia đình. Mọi người đều khó khăn cả nên cùng nhau chống dịch thôi", chị Huỳnh Hải An, nhân viên tại một cửa hàng dịch vụ trên phố Bùi Viện cho biết.
Hiện nay số lượng lớn lao động mất việc trong khu vực kinh tế không chính thức, kinh tế hộ gia đình hiện không thống kê được. Cho nên bản thân mỗi người lao động và doanh nghiệp cần trao đổi với nhau để tìm ra phương án thích hợp nhất.
Dưới đây là ghi nhận của PV Cuộc sống An toàn về tình hình các hàng quán trên địa bàn TP HCM đóng cửa để chống dịch Covid - 19:
Quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng, Gò Vấp, TP HCM treo biển đóng cửa vì dịch. |
Dọc đường Phạm Văn Đồng, TP HCM có rất nhiều hàng quán đóng cửa vì dịch. Ảnh NN |
Đường phố trở nên vắng tanh vì dịch. Ảnh NN |
Hầu hết nhà hàng, quán ăn buộc phải tạm dừng buôn bán. Ảnh NN |
Mặt bằng được rao bán, cho thuê nhiều hơn bình thường. Ảnh NN |
Trong quán cà phê tại quận 1 không có khách dù đang trong giờ cao điểm. Ảnh NN |
Đường Cống Quỳnh gần Bùi Viện nhiều quán bar, nhà hàng, đều đóng cửa phòng dịch. Ảnh NN |
Dù mới khai trương nhưng nhiều hàng quán đã phải tạm đóng cửa luôn vì dịch Covid -19 |
Trên đường TP HCM có những băng rôn kêu gọi mọi người nên có ý thức phòng chống dịch. Ảnh NN |
Hầu hết hàng quán đã đóng cửa để phòng dịch và tuân thủ theo thông báo của thành phố. Ảnh NN |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/3 Tính đến 7h ngày 24/3, Covid -19 đã xuất hiện ở 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 370.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
Lịch trình của nam bác sĩ đầu tiên nhiễm Covid-19 tại Việt Nam Ngày 23/3, Bộ Y tế đã công bố thêm các ca nhiễm Covid - 19, trong đó có bệnh nhân 116 là nam, 29 tuổi ... |
Người lao động có bị mất tiền nếu sau 03 tháng không nhận bảo hiểm thất nghiệp? Sau khi nghỉ việc người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng vì nhiều lý do không đến nhận kịp thời thì ... |