"Tiếng nói" cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp tùy thuộc vào bản lĩnh từng người

Công đoàn - ĐÌNH TOÀN thực hiện

Long An là một trong những tỉnh có lực lượng công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp (KCN) rất lớn. Hoạt động điều hành tổ chức Công đoàn nơi đây do vậy đặt nhiều yêu cầu cao, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và linh hoạt. Song song đó công tác chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động nơi đây cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn có những bất cập, vướng mắc từ các quy định dẫn khiến tổ chức công đoàn nói chung và Công đoàn Các KCN Long An cũng gặp khó khăn trong điều hành, hoạt động, đặt ra nhu cầu cầu có những điều chỉnh phù hợp. Liên quan công tác này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Long An.

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang. Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Khó khăn khi cán bộ CĐCS thay đổi liên tục

PV: Xin đồng chí cho biết một số nét về tình hình hoạt động của Công đoàn KCN tỉnh Long An thời gian qua như thế nào, trong điều hành hoạt động có gặp khó khăn, vướng mắc gì không?

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang: Nói chung thì về hoạt động của công đoàn các khu công nghiệp (KCN), thì cái thứ nhất mà gặp phải khó khăn đó là vấn đề về biên chế con người. Tại vì hiện nay thì công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc các KCN thì rất là đông, số lượng đoàn viên, công nhân lao động rất là lớn.

Cụ thể, như Long An có 688 CĐCS trực thuộc và gần 140.000 đoàn viên. Đồng thời là các CĐCS này hoạt động chia đều ở 18 khu công nghiệp trải dài trên 5 địa bàn huyện của tỉnh. Quá trình quản lý hướng dẫn hoạt động CĐCS thì gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng cán bộ không đủ. Cái thứ hai nữa là đối với đội ngũ cán bộ CĐCS hiện nay thì đa phần các anh chị là kiêm nhiệm, vừa làm công việc công ty vừa làm công việc công đoàn và hầu như là phải làm ngoài giờ.

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang tham gia ý kiến tại Hội Nghị sơ kết 5 năm thí điểm Mạng lưới Công đoàn Các KCN (2018 - 2023) tại TP.Huế ngày 2/7/2024. Ảnh: ĐÌNH TOÀN

Đồng thời là có những chị không có nghiệp vụ chuyên môn về tài chính nên CĐCS cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình lập dự toán, quyết toán, thu chi tại cơ sở.

Vấn đề thứ ba nữa là vẫn còn những bất cập trong quy chế thi đua khen thưởng đối với cán bộ CĐCS. Yêu cầu phải có những sáng kiến, đề tài khoa học kèm theo với hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm, hoặc là chiến sĩ thi đua cơ sở, nhưng đa số các bạn làm chủ tịch CĐCS thường ở phòng hành chính. Mà phòng hành chính thì ít có điều kiện để mà có những sáng kiến hay đề tài khoa học, thường là nó tập trung ở dưới đội ngũ sản xuất và bộ phận kỹ thuật. Vì vậy mặc dù là các bạn này làm rất là tốt về công việc công đoàn, chăm lo, bảo vệ người lao động rất là tốt, thực hiện tốt chức năng của tổ chức công đoàn, nhưng khi mà xét thi đua thì họ không được khen thưởng. Đó cũng là một cái thiệt thòi rất lớn cho cán bộ CĐCS.


Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang phát biểu chỉ đạo tại một Đại hội CĐCS ở một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Ảnh: ĐVCC

Bên cạnh đó lực lượng cán bộ CĐCS thay đổi thường xuyên, liên tục. Có khi mình vừa đào tạo và tập huấn xong thì bạn này lại nghỉ việc, lại thay đổi một bạn mới. Không thể nào một năm mà mình mở rất nhiều lớp tập huấn nên lại phải hướng dẫn trực tiếp, hoặc là gián tiếp qua các nhóm zalo.

Chính vì vậy tôi nghĩ cũng cần có những cái tài liệu về các lĩnh vực hoạt động công đoàn, kể cả tài chính, công tác kiểm tra để mà thống nhất toàn quốc, hướng dẫn các CĐCS thực hiện đồng loạt thì nó sẽ thuận tiện hơn.

Chi phúc lợi, hỗ trợ đoàn viên bất cập do vướng quy định

PV: Nhiều tổ chức Công đoàn các KCN hiện nay bày tỏ vướng mắc liên quan đến công tác đấu thầu. Long An thì thế nào, đồng chí có thể cho biết thêm?

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang: Theo quy định hiện nay, nếu mà mình mua sắm hàng hóa từ 100 triệu đồng trở lên, thì tất cả phải thông qua đấu thầu qua mạng của Bộ Tài chính. Mà đối với công tác đấu thầu thì hầu như là các bạn chủ tịch CĐCS hoặc là kế toán không có được trang bị nghiệp vụ. Đồng thời cái hồ sơ mà đấu thầu cũng rất phức tạp. Nếu có tập huấn đi nữa thì các bạn này cũng không có khả năng thực hiện và cũng không có thời gian để thực hiện. Vì vậy công việc đấu thầu để mà mua sắm quà tặng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên Đán thường gặp rất nhiều khó khăn.

Lãnh đạo L Đ L Đ tỉnh Long An và lãnh đạo Công đoàn Các KCN tỉnh Long An tặng quà cho công nhân, người lao động về quê đón tết cổ truyền. Ảnh: ĐVCC

Do đó hầu như các CĐCS đã chuyển hướng sang là trao tặng quà bằng tiền mặt. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến cái tinh thần chăm lo cho người lao động. Tại vì chi tiền thì nó không có ý nghĩa bằng là trao những phần quà. Quà của công ty, rồi quà của công đoàn, chứ tặng tiền thì họ lại xài hết, không có cái gì để họ mang về nhà "khoe".

PV: Trước thực trạng đấy thì thời gian qua Long An có sáng kiến gì, linh động như thế nào thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang: Long An thì cũng hướng dẫn đối với những cán bộ, những CĐCS có lượng đoàn viên ít thì các bạn có thể mua dưới 100 triệu đồng, thì chúng ta sẽ xét thầu và chúng ta sẽ ký hợp đồng và xuất hóa đơn của Bộ Tài chính. Còn những nơi trên 100 triệu đồng thì cũng phải thực hiện theo quy định để đấu thầu thôi.

Theo đó mình sẽ tìm những đơn vị đấu thầu có uy tín để mình giới thiệu cho các CĐCS lớn để họ nhờ đơn vị tư vấn đấu thầu đó thực hiện các gói thầu. Nhưng mà hiện nay thì hầu như chưa có đơn vị nào làm được mà các bạn thường chuyển sang chi quà bằng tiền mặt.

Chỉ có công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn khu công nghiệp thì có tổ chức đấu thầu quà tết cho công nhân, mà cũng là thuê các đơn vị tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp.

Cần linh hoạt trong chi hỗ trợ đoàn viên khó khăn

PV: Theo đồng chí liên quan đến chính sách và chế độ chăm lo cho công nhân, người lao động có quy định nào bị vướng cần phải tháo gỡ cũng như tăng quyền cho công đoàn các khu công nghiệp trong điều phối, tổ chức các hoạt động để chăm lo tốt cho công nhân, người lao động?

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang: Hiện nay thì cái mức chi của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chi cho cấp dưới thì nó cũng còn nhiều cái mức chi nó đang còn bị khống chế.

Ví dụ như chi thăm hỏi, trợ cấp khó khăn cho các đoàn viên ở dưới cơ sở thì hiện nay vẫn là quy định mức tối đa là 500 ngàn đồng. Nhưng mà hiện tại thì có những trường hợp là tai nạn lao động rất là nặng hoặc là bệnh hiểm nghèo, hoặc là hỏa hoạn hay là những trường hợp đột xuất họ rất là khó khăn. Mình trao tặng 500 ngàn đồng thì cái mức tiền đó nó không đáng là bao, nó không thể hiện được cái gì, không thể hiện được cái chăm lo. Do đó là Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đang sửa đổi quy chế chi của công đoàn cấp trên, làm sao để định ra cái mức chi phù hợp cho đoàn viên người lao động.

Tổ chức Công đoàn tại Long An tổ chức cho con em công nhân, người lao động vui chơi, hoạt động thể thao. Ảnh: ĐVCC

"Tiếng nói" của cán bộ CĐCS tùy thuộc vào năng lực, bản lĩnh từng người

PV: Thường thì công đoàn các khu công nghiệp có đặc thù là có quan hệ lao động với giới chủ, liệu cái tiếng nói của người lãnh đạo công đoàn của khu công nghiệp, đặc biệt là CĐCS có bị hạn chế, ràng buộc về chính sách tiền lương, về mức chi phúc lợi... Đồng chí cho biết thêm kinh nghiệm của Long An trong vấn đề này?

Đồng chí Bùi Thị Ngọc Trang: Tiếng nói cũng như vai trò chức năng của cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp thì nó còn tùy thuộc vào cái bản lĩnh và năng lực của từng cán bộ. Nghĩa là mặc dù vẫn hưởng lương của ông chủ như nhau, nhưng có những bạn họ ở những vị trí nhất định trong công ty, như quản lý chẳng hạn. Họ có khả năng tham mưu được với ban giám đốc và họ đóng vai trò quan trọng trong những cái công việc công ty thì cái tiếng nói của họ đối với ban giám đốc sẽ có trọng lượng.

Lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể lần thứ 4 (2023 – 2026) giữa CĐCS và BGĐ Công ty TNHH giầy Chingluh VN, Long An. Ảnh: ĐVCC

Và họ sẽ giải quyết được rất là hài hòa mối quan hệ lao động. Họ sẽ tập hợp ý kiến người lao động và họ đề xuất lên ban giám đốc để có thể giải quyết kịp thời, tổ chức đối thoại hoặc đưa ra hướng giải quyết cho nó ổn thỏa trong quá trình quan hệ lao động, để không xảy ra lao động ngừng việc tập thể hay là đình công.

Còn đối với những anh chị mà cán bộ CĐCS mà nhiều khi đoàn viên họ tín nhiệm bầu lên từ dưới xưởng sản xuất là công nhân trực tiếp thì cũng có những hạn chế nhất định. Tại vì công nhân trực tiếp thì các bạn không có điều kiện để tiếp xúc với ban đốc công ty thường xuyên và cũng không được tham dự những cuộc họp quan trọng của công ty và cũng không có nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để mà có ý kiến xây dựng những cái định hướng, năng suất lao động để bảo vệ người lao động.

Hoạt động chăm lo rất ý nghĩa đối với CNLĐ của Công đoàn ác KCN tỉnh Long An. Ảnh: ĐVCC

Hay với các quy chế thì họ cũng ít tham gia được tiếng nói trong ban giám đốc, bởi vì họ không có thời gian do phải lao động, sản xuất. Tuy nhiên thì cũng có những bạn là công nhân trực tiếp sản xuất nhưng họ lại làm rất tốt do năng lực của họ.

Nghĩa là họ tiếp xúc được với người lao động, họ có uy tín với tập thể người lao động và họ có tiếng nói mạnh mẽ. Họ biết huy động sức mạnh tập thể để kiến nghị với ban giám đốc. Cái tốt hay không tốt là do năng lực của mỗi bạn cán bộ công đoàn.

Tuy nhiên để có được cái năng lực đó thì công đoàn cấp trên cũng phải hỗ trợ rất nhiều, đào tạo rất nhiều, huấn luyện rất nhiều và cập nhật thường xuyên những kiến thức pháp luật, những vấn đề quan trọng liên quan đến quan hệ lao động cho các bạn ấy để các bạn nắm và tham mưu với ban giám đốc để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Xin cảm ơn đồng chí.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thí điểm Mạng lưới Công đoàn các KCN giai đoạn 2018 – 2023, phương hướng nhiệm vụ đến năm 2028 tổ chức tại TP.Huế ngày 2/7/2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức đã nhận được hơn 50 ý kiến của các đại biểu tham gia trực tiếp. Trong số đó có khá nhiều ý kiến nêu những bất cập cần điều chỉnh, bổ sung, hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh liên quan đến công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, công tác đào tạo, biên chế, quản lý tài chính, tài sản, thu tài chính, quyết toán, đấu thầu, cơ sở vật chất, kiểm tra, giám sát, các giải pháp hoạt động của CĐCS, về thương lượng, thoả ước tập thể... Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đã tiếp thu và sẽ chuyển lại các ý kiến liên quan đến các lĩnh vực của các ban, để các ban đánh giá, nghiên cứu, tham mưu báo cáo đồng chí Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, cho ý kiến triển khai thực hiện.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm linh hoạt, hài hòa trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

Công đoàn -

Bảo đảm linh hoạt, hài hòa trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

Sáng 24/10, Quốc hội tiếp tục kỳ họp thứ 8, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi. Tâm điểm của cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề quản lý tài chính công đoàn, đặc biệt là mức đóng góp kinh phí công đoàn 2%, cũng như các đề xuất về cách thức phân phối nguồn lực này.

Nữ cán bộ công đoàn hết mình vì sự nghiệp giáo dục của Trường Tiểu học Tam Hiệp

Hoạt động Công đoàn -

Nữ cán bộ công đoàn hết mình vì sự nghiệp giáo dục của Trường Tiểu học Tam Hiệp

Cô giáo Chu Thị Kim Anh – Khối trưởng, Ủy viên BCH Công đoàn Trường Tiểu học Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) là cán bộ công đoàn nhiệt huyết, tận tâm với phong trào. Với tình yêu nghề và tấm lòng vì sự nghiệp giáo dục, cô luôn được học sinh và phụ huynh tin yêu, quý trọng.

Lâm Đồng: Biểu dương doanh nghiệp và người lao động tiêu biểu

Hoạt động Công đoàn -

Lâm Đồng: Biểu dương doanh nghiệp và người lao động tiêu biểu

23 doanh nghiệp và 30 người lao động vừa được LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng vinh danh tại Hội nghị biểu dương “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động - Người lao động tiêu biểu vì doanh nghiệp” năm 2024.

Chủ tịch Công đoàn hết mình vì người lao động nghèo, khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn hết mình vì người lao động nghèo, khó khăn

Anh Trần Văn Ánh (1972), Trưởng phòng Chế độ dinh dưỡng, Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội là một trong những cán bộ công đoàn tiêu biểu. Với vai trò Chủ tịch Công đoàn, anh đã hết lòng chăm lo cho điều kiện làm việc, đời sống của đoàn viên, đặc biệt người lao động nghèo, khó khăn.

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Trầm cảm hay rối loạn lo âu vì công việc là vấn đề mà nhiều công nhân lao động đang phải đối mặt nhưng không được xem là bệnh nghề nghiệp nên không được hưởng các chế độ.

Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An

Hoạt động Công đoàn -

Tự hào người “lính áo cam” dưới mái ấm Công đoàn Điện lực Nghệ An

Ngoài sứ mệnh chăm lo, bảo vệ cho đoàn viên của mình, những năm qua, Công đoàn Điện lực Nghệ An đã hết lòng phụng sự cộng đồng, xã hội. Những việc làm đó không ngừng nhen nhóm ngọn lửa tự hào về người "lính áo cam" đang ngày đêm nỗ lực mang lại nguồn điện cho đất nước.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân Cà phê tối

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân

Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có BHYT nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được BHYT thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ về những kinh nghiệm triển khai hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong ngành Dệt May.

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc Infographic

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh

Hoạt động Công đoàn -

Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hết lòng vì học sinh

Cô Đoàn Thị Dung, Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) là một giáo viên hết lòng vì học sinh, người đảng viên gương mẫu, cán bộ công đoàn sáng tạo. Cô là một tấm gương điển hình về một cán bộ Công đoàn tiêu biểu.

Người lao động có thu nhập bao nhiêu một tháng được mua nhà ở xã hội?

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

Người lao động có thu nhập bao nhiêu một tháng được mua nhà ở xã hội?

Theo quy định của Luật mới có hiệu lực từ 1/8/2024, người có thu nhập mỗi tháng không quá 15 triệu đồng và vợ chồng có thu nhập tối đa không quá 30 triệu đồng sẽ được mua hoặc thuê nhà ở xã hội.

Tạp chí Lao động và Công đoàn trao quà cho giáo viên, học sinh ở Tả Ngảo (Lào Cai)

Hoạt động Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn trao quà cho giáo viên, học sinh ở Tả Ngảo (Lào Cai)

Chung tay khắc phục hậu quả bão số 3, ngày 12/10, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức chương trình thiện nguyện, trao quà cho thầy cô và học sinh tại Trường TH&THCS Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Anh Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Công đoàn tích cực học tập và làm theo lời Bác

Hoạt động Công đoàn -

Anh Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Công đoàn tích cực học tập và làm theo lời Bác

Anh Nguyễn Xuân Thành - Trưởng phòng Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội) là tấm gương sáng, mẫu mực để các thế hệ trẻ noi theo. Những đóng góp của anh luôn song hành với quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm.

Công đoàn Điện Lực Nam Đàn với nhiều hoạt động nhân đạo trong cộng đồng

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Điện Lực Nam Đàn với nhiều hoạt động nhân đạo trong cộng đồng

Những năm qua, Công đoàn Điện Lực Nam Đàn (Nghệ An) ngoài thực hiện tốt vai trò đối với người lao động trong đơn vị, còn hướng đến những việc làm nhân văn ở cộng đồng như đồng hành cùng trẻ em ung thư, hỗ trợ gia đình chính sách...

Người lao động tham gia Công đoàn, bị ung thư có được hỗ trợ?

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

Người lao động tham gia Công đoàn, bị ung thư có được hỗ trợ?

Theo Luật Công đoàn 2012, người lao động tham gia công đoàn sẽ được công đoàn thăm hỏi, trợ cấp khi ốm đau, hoạn nạn, khó khăn từ nguồn kinh phí công đoàn.

Nữ Chủ tịch Công đoàn Lưu Thị Hạnh Thuần - một tấm lòng nhân ái

Hoạt động Công đoàn -

Nữ Chủ tịch Công đoàn Lưu Thị Hạnh Thuần - một tấm lòng nhân ái

Tôi may mắn khi được làm việc và học tập trên mảnh đất Gò Vấp thân yêu. Tuy đây không phải là quê hương tôi sinh ra nhưng đây là nơi tôi đã gắn bó với hành trình dạy trẻ, ươm mầm cho những thế hệ tương lai. Nơi ngôi Trường Mầm non Vàng Anh (Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) có người “chị cả” Lưu Thị Hạnh Thuần - Chủ tịch Công đoàn với trái tim nhân ái, dìu dắt tôi trong những ngày mới về đơn vị.

Trường THCS Lê Thanh Liêm - ngôi trường nhỏ nhưng tình yêu lớn

Hoạt động Công đoàn -

Trường THCS Lê Thanh Liêm - ngôi trường nhỏ nhưng tình yêu lớn

Tập thể đoàn viên Trường THCS Lê Thanh Liêm (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) là một mái ấm luôn có sự yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Chúng tôi gọi đó là “ngôi trường nhỏ nhưng tình yêu lớn”.

Thôi việc khi chưa nghỉ hết phép năm, người lao động có được trả lại tiền?

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

Thôi việc khi chưa nghỉ hết phép năm, người lao động có được trả lại tiền?

Người lao động thôi việc mà chưa hết ngày nghỉ phép năm thì được công ty thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Phong trào “Hai giỏi” ở công đoàn trường học vừa được Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua

Hoạt động Công đoàn -

Phong trào “Hai giỏi” ở công đoàn trường học vừa được Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua

Công đoàn Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với trên 90% là nữ đoàn viên; 23 năm liên tục đạt vững mạnh xuất sắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm học 2023 – 2024 đơn vị này vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc.