Chè dừa non được chị Nguyên quảng cáo trên trang fb cá nhân của mình. |
Những ngày qua, chị Nguyễn Thảo Nguyên (Kế toán Trường Mầm non tư thục Sóc Nâu, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) lại bận rộn với công việc kinh doanh mới là bán chè dừa non online do mình tự nấu. Công việc này được chị nghĩ đến khi nhiều người trong gia đình khen chị nấu chè dừa ngon và động viên là mở hàng bán mùa dịch.
“Những ngày đầu nghỉ việc, tôi tìm đủ mọi hướng để chuyển đổi. Tôi làm đủ mọi việc, từ chạy bàn, đến rửa chén nhưng thể trạng yếu nên đành bỏ cuộc. Khi đó cũng nghĩ sẽ bán hàng online, tôi hỏi nguồn hàng của nhiều người quen, rồi cũng rao bán nhưng không ai hỏi thăm cả. Dịp tình cờ, tôi nấu chè cho cả nhà và họ hàng ăn chơi cuối tuần. Mọi người khen ngon khiến tôi mừng lắm, có người còn động viên là mở quán bán chè. Tôi bàn với chồng và quyết định sẽ bán online”, chị Nguyên tâm sự.
Được biết, chị Nguyên và chồng (hướng dẫn viên du lịch) trải qua hơn 1 tháng thất nghiệp do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 liên quan đến trường học và ngành du lịch. Cả hai vợ chồng hiện vẫn đang thuê nhà sống cùng 2 con nhỏ, mọi chi phí sinh hoạt, tiền thuê trọ,… khiến cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chị Nguyên quyết định sẽ tìm kiếm công việc gì đó để vượt qua giai đoạn này. Công việc bán chè dừa non online bén duyên với chị từ đó.
“Những ngày đầu, tôi không lượng được khách, cứ nấu ra rồi vừa bán vừa ăn, của nhà nấu nên đảm bảo chất lượng. Tôi bán 15 ngàn đồng/gói, có hôm được khách thì tầm 50, 60 gói một ngày, trừ các chi phí lời khoảng 300 – 400 ngàn đồng. Bây giờ thì quen rồi, khách cũng đều hơn, chồng phụ giao chè tận nhà cho khách. Với thu nhập này, hai vợ chồng có thể chi tiêu đủ sống qua mùa dịch”, chị Nguyên cười.
Không chỉ chị Nguyên mà rất nhiều người lao động nghỉ việc mùa dịch khác cũng tìm hướng kinh doanh đồ ăn online tự nấu, chị Trần Thị Hiếu (Cô giáo Trường Mầm non tư thục Ong Vàng, Quảng Nam) thường bán các món ăn vặt trên mạng như mít trộn, xoài lắc, bánh tráng kẹp,…
“Mùa dịch nên mọi người cũng hạn chế ra đường mà chủ yếu ở nhà đặt đồ về ăn nên bán đồ ăn online giai đoạn này là rất phù hợp, vốn đầu tư lại nhỏ. Tuy nhiên, bán đồ ăn online đòi hỏi phải có năng khiếu nấu nướng mới mở bán được”, chị Hiếu cho biết.
Từ việc nở rộ việc mua đồ ăn online, công việc giao hàng đồ ăn cũng được đà phát triển theo. Nhiều ứng dụng đặt đồ ăn như Now, Loship,… thường xuyên có các gói khuyến mãi để nhiều người chọn giao hàng online.
Anh Huỳnh Văn Đức (Nhân viên văn phòng, Đà Nẵng) cho biết: “Từ khi có dịch thì tôi hạn chế đến những nơi động người mà chủ yếu đặt đồ ăn trên mạng về. Đối với đồ ăn bán nhà tự nấu tôi thường chọn những hàng quen, ngon miệng và giá cả hợp lý”.
Đây chính là cơ hội "vàng" cho thức ăn nhà nấu và là "cứu cánh" cho những lao động bị thất nghiệp do tác động của Covid-19
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/3 Tính đến 7h ngày 17/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 162 ... |
Lòng hảo tâm, tình đồng bào và Covid-19 Trong thời điểm cả nước gồng mình, khó khăn tứ bề chống dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn thì dù ít hay nhiều, những ủng ... |
Phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 như thế nào? Việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp cho nhiều người tránh rơi vào tình trạng hoang mang trong thời gian xảy ... |
Bộ Y tế: Hướng dẫn những việc cần làm khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở Bộ Y tế vừa đưa hướng dẫn cụ thể đối với người dân khi có những biểu hiện (sốt, ho, đau họng, khó thở) trong ... |