Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Phương Hoa |
Chiều ngày 25/11, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Có 426/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,20% tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật gồm 3 Điều. Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành.
Tại Điều 1, quy định về chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chính sách trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do tỉnh quản lý.
Tại Điều 2, Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả.
Luật cũng quy định các loại hợp đồng làm việc:
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, áp dụng đối với trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Giáo viên mầm non tại thôn Bản Công (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) công tác tại vùng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình 30a của Chính Phủ. Ảnh: ThC |
Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp đơn vị còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc đối với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Luật quy định rõ các tiêu chí để đánh giá viên chức, trong đó coi trọng kết quả thực hiện công việc phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể, tiến độ, chất lượng.
Đối với viên chức quản lý việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/07/2017, cả nước có hơn 3,8 triệu cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quốc hội tán thành phương án bỏ chế độ "viên chức suốt đời" Chiều nay, Quốc hội tán thành nội dung luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên ... |
Hội thao - sân chơi của công nhân lao động dịp cuối tuần Công đoàn Công ty Hansae Tây Ninh vừa phối hợp với BanGiám đốc Công ty tổ chức Hội thao cho toàn thể 6.000 công nhân ... |
Thỏa ước lao động tập thể nhóm DN: Xu hướng thương lượng của công đoàn các nước Ngày 11-11, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo đánh giá kết quả thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ký kết và thực hiện ... |