Tàu pha sông biển (VR-SB) đang tăng nhanh về số lượng sau 4 năm mở tuyến vận tải Bắc Nam. Ảnh: TL |
Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam cũng kiến nghị nghiên cứu, bãi bỏ việc nối tuyến, chỉ cho phép các phương tiện tàu pha sông biển (VR-SB) được hoạt động trên các tuyến: Quảng Ninh - Quảng Bình; Bình Thuận - Kiên Giang; Quảng Bình - Bình Thuận được công bố như thời gian đầu để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tàu pha sông biển (VR-SB) được hoạt động trong cấp sóng gió nhỏ hơn 2,5m, cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý trong phạm vi giữa các bến cảng thuộc cửa sông hoặc từ các bến cảng thủy nội địa đến cảng biển. Nhưng hiện nay, các tàu SB đều hoạt động như một tàu biển. Khoảng 70% lượng hàng do tàu SB vận chuyển là từ cảng biển đến cảng biển với lộ trình cắt Vịnh Bắc bộ, cách bờ 100 hải lý.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 7 vụ tai nạn liên quan đến tàu pha sông biển, trong đó có 4 vụ phương tiện tự chìm đắm.
Trong số đó, có vụ ngày 03/11, tàu Ngọc Lan 15 của Công ty TNHH Hoàng Thiện Nam (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) trên hành trình chở 3.000 tấn clinke từ Hải Phòng đi Cần Thơ, đến vị trí cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 10 hải lý về phía Tây Bắc thì bị chìm. Một số vụ tàu VR-SB tự chìm đắm khác là do sự cố máy lái trong thời tiết phức tạp, sóng gió lớn (cấp 5 - 6).
Hiện nay, chưa có quy chuẩn đối với tàu SB, dẫn đến nhiều tàu SB đã hoán cải và hoạt động như tàu biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Bởi về nguyên lý và thực tế, tàu SB hoạt động trong đường thủy nội địa và phạm vi nhất định ven bờ, kết nối vận tải thủy - hàng hải, không nhằm để thay thế tàu biển hoạt động ven bờ. Vùng biển Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên giông lốc xuất hiện bất thường, cấp sóng vượt ngưỡng 2,5m (quy chuẩn sức chịu đựng của tàu SB).
Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất Bộ Giao Thông - Vận tải cho phép nâng cấp các tiêu chuẩn của tàu VR-SB như: Bổ sung quy định về thuyền viên làm việc trên các phương tiện VR-SB; phải có các trang thiết bị an toàn, cứu hỏa tương đương như tàu biển mang cấp hạn chế 3 trở lên; Bổ sung chương trình đào tạo về ngoại ngữ cho thuyền viên làm việc trên phương tiện VR-SB để đáp ứng việc thông tin liên lạc khi tàu hoạt động trên biển.
Việc không cho phép tàu SB chạy xa hơn phạm vi quy định sẽ đảm bảo an toàn cho phương tiện và thuyền viên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Theo Cục Đăng Kiểm Việt Nam, tuyến vận tải ven biển dành cho tàu pha sông biển VR-SB kết nối Bắc Nam sau 4 năm mở tuyến, đội tàu VR-SB trên toàn quốc đã lên đến hơn 1.800 chiếc các loại; trong đó 664 tàu chở hàng và 50 tàu chở container.
Thuyền trưởng tử vong, 10 thuyền viên may mắn thoát nạn ở biển Quy Nhơn Một thuyền trưởng tử vong, 10 thuyền viên được cứu trên vùng biển Quy Nhơn sáng nay, theo thông tin từ Trung tâm Phối hợp ... |
Công nhân lao động Thanh Hóa nô nức tham gia Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình năm 2019 được tổ chức tại KCN Lễ Môn, TP. Thanh Hóa thu hút hàng ngàn ... |
Người lao động đang bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động Do thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật nên tình trạng người lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động không ... |