Tín dụng đen đang uy hiếp cuộc sống bình yên của nhiều người, trong đó có công nhân - Ảnh minh họa |
Lợi dụng khó khăn về tài chính của một bộ phận CN, thời gian qua, tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, nhiều công ty, văn phòng không có chức năng tài chính nhưng lại cho vay, cầm cố tài sản. Các công ty này dùng các thủ đoạn tinh vi để tiếp cận CN.
Chị N.T.P đang làm việc tại một doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương chia sẻ, thu nhập hằng tháng của hai vợ chồng chị khoảng 10-12 triệu đồng. Số tiền này vừa đủ trang trải cuộc sống, trả tiền thuê nhà và nuôi hai con nhỏ. Tuy nhiên, khi cần tiền chữa bệnh cho đứa con thứ 2, vợ chồng chị phải vay nóng 40 triệu đồng với lãi suất 10%/tháng.
Việc mỗi tháng phải trả nợ 4 triệu đồng. khiến cuộc sống gia đình thêm khó khăn. Anh C.D.H, một CN giày da, cho biết người chưa có gia đình phải chịu lãi suất vay cao hơn người có gia đình và tính theo tuần. Mới đây, do gia đình dưới quê cần một khoản tiền gấp để lo công việc, anh H. được bạn giới thiệu vay nóng 25 triệu đồng, lãi suất hằng tuần phải trả là 1,6 triệu đồng. Anh trả chậm ngày nào là các đối tượng cho vay gọi điện và tìm đến tận nhà trọ đe dọa. Vay được 3 tháng, do tiền lãi quá cao, anh H. buộc phải bán xe máy trả nợ, chuyển chỗ ở và xin việc làm ở công ty khác.
Công nhân một khu công nghiệp ở Hà Nội lúc tan ca - Ảnh: T.Đ |
Đưa vốn đến tận tay công nhân
Tại tỉnh Bình Phước, 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 19 vụ, 34 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. Có 2 hình thức phổ biến: vay tiền trả góp và vay tiền "đứng". Với hình thức trả góp, hằng ngày người vay phải trả cả tiền gốc và tiền lãi (tính theo số tiền gốc, tiền lãi và thời hạn cho vay). Khi đưa tiền cho người vay, các đối tượng sẽ thu trước tiền góp 1 ngày và 50.000 đồng phí làm hồ sơ vay. Với hình thức cho vay tiền "đứng", hằng ngày người vay không phải trả tiền gốc mà chỉ phải trả tiền lãi. Hết thời hạn cho vay theo thỏa thuận, nếu người vay chưa trả được tiền gốc thì các đối tượng sẽ làm hợp đồng mới và người vay đóng tiền gốc, lãi như lần đầu.
Ông Vũ Mạnh Tiêm - Phó Ban Tuyên giáo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông tin, qua khảo sát cho thấy nạn tín dụng đen hoành hành tại các khu công nghiệp trên khắp cả nước, phổ biến ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương.
Nhiều công nhân là nạn nhân của tín dụng đen, phải vay với lãi suất rất cao, thành con nợ không có khả năng thanh toán và bị hăm dọa, đánh đập; thậm chí họ phải bỏ trốn đi nơi khác hoặc nghỉ việc về quê. Lý giải nạn tín dụng đen nở rộ tại nhiều khu công nghiệp, ông Tiêm cho rằng do lương công nhân thấp, trung bình chỉ từ 5 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Nhiều gia đình công nhân gặp khó khăn đột xuất như con ốm, cần tiền đóng học cho con, trả tiền thuê nhà... nên họ buộc phải vay dù lãi suất cao. Ngoài ra, nhiều công nhân trẻ chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý, thậm chí sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc. "Giao dịch cho vay nặng lãi chủ yếu thỏa thuận miệng, hầu như không có bằng chứng. Nạn nhân không trình báo nên cơ quan chức năng rất khó để xử lý", ông Tiêm nói.
Theo ông Tiêm, để hạn chế nạn tín dụng đen, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đang lập quỹ hỗ trợ vốn vay cho công nhân; Công đoàn cũng sẽ đứng ra bảo lãnh cho công nhân mua hàng trả góp, lãi suất 0%.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội khuyến cáo, khi phát sinh tranh chấp, người đi vay bị uy hiếp đến sức khỏe, tính mạng cần trình báo ngay với công an; nếu đủ bằng chứng vay nặng lãi thì người đi vay sẽ chỉ phải trả số tiền gốc, tiền lãi tính theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Công nhân và xu hướng tiêu dùng trước ngày Black Friday Không khí ngày ưu đãi mua sắm Black Friday 2019 đã tràn ngập khắp các trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang. Thế nhưng, ... |
Công nhân mua hàng online: Quảng cáo Apple Watch, nhận về đồng hồ LED Từ phản ánh của một công nhân về sự đáng ngờ khi nhận đồng hồ thông minh Apple Watch, phóng viên đã ghi nhận nhiều ... |
Công nhân mua hàng online và những “cú lừa” ngoạn mục Mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng, đặc biệt là công nhân sở hữu những sản phẩm ... |