Lương ổn định nên bữa ăn công nhân vẫn đầy đủ thịt cá. |
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), nơi tập trung hơn 60.000 công nhân đến từ nhiều địa phương, đang chịu ảnh hưởng rõ rệt từ dịch Covid-19. Nhiều công nhân phải giãn việc, nghỉ việc, thu nhập giảm khiến đời sống của họ trở nên bấp bênh.
Thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội là nơi tập trung nhiều công nhân ở trọ, nhịp sống nơi đây vẫn hối hả. Khi được hỏi về đời sống, sinh hoạt của mình, đa số công nhân đều cảm thấy hài lòng với mức thu nhập của mình hiện tại.
Anh Nguyễn Văn Trường, công nhân Công ty Toto, KCN Bắc Thăng Long cho biết: “Dịch bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của tôi. Hiện tại tôi vẫn đi làm đều và cũng chưa có thông báo về việc cho công nhân nghỉ làm hay phải đi làm luân phiên để phòng chống dịch bệnh”.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 quay trở lại nhưng hầu hết công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long vẫn đi làm đầy đủ.
Sau giờ tan ca, anh Phạm Văn Tài, công nhân Công ty Toto thong dong ra chợ mua thịt, rau về nấu cơm chiều. “Lương hiện tại của tôi vẫn ổn định 8 triệu đồng/tháng nên không thấy ảnh hưởng nhiều lắm. Tôi vẫn ăn uống, sinh hoạt và đi làm bình thường”, anh Tài chia sẻ.
Anh Tài mua rau về nấu cơm sau giờ tan làm. |
Còn anh Lê Trung Tình cho biết: “Hiện tại công ty tôi đơn hàng vẫn đều nên không phải nghỉ việc hay làm việc luân phiên do dịch bệnh Covid-19. Trước kia khi chưa có dịch, tan làm xong là tôi đi chạy xe, chạy từ 16h00 chiều đến 21h00 nhưng từ đợt dịch đến nay tôi không đi làm thêm nữa, đến cuối giờ thì về nhà trông con”.
Hầu hết thu nhập của công nhân tại đây dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số công nhân lao động bấp bênh lo lắng khi dịch quay trở lại.
Chị Thắm đón con đi học về rẽ qua chợ mua vội mấy con cá khô về nấu bữa tối. |
Chị Nguyễn Thị Thắm, công nhân Công FWCC – KCN Bắc Thăng Long thì ngược lại. Vừa đi đón con về, mua vội vài con cá khô để nấu bữa cơm tối, chị Thắm tâm sự với chúng tôi: “Bây giờ dịch bệnh diễn ra như thế này, công nhân như chúng tôi rất khó khăn. Tiền lương có khi không đủ trang trải tiền nhà, tiền sinh hoạt chung. Có những người không đi làm được cũng vất vả, phải gửi con về quê. Lương bây giờ cũng thấp hơn nên mọi chi phí sinh hoạt phải cắt giảm đi so với trước”.
Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, buộc phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhân sự. Tình thế này đẩy người lao động, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh như chị Thắm đối diện với muôn vàn khó khăn.
Cùng cảnh làm công nhân, người ung dung, người lo lắng, nhưng có lẽ cái mà họ lo nhất vẫn là việc làm, sức khỏe và tiền lương. Dịch bệnh rồi cũng sẽ qua đi, nhưng trong giai đoạn này công nhân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, những nỗi lo về công việc, cuộc sống. Và họ cũng chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi để ổn định công việc và sản xuất.
Sửa đổi tài chính công đoàn thiết thực chăm lo cho người lao động Chiều ngày 21/8, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012, chuyên đề ... |
Liên quan BN 785: Các trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 đã hết hạn cách ly Hiện tại, 4 trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 liên quan đến BN 785 cách ly tại Trung tâm Y tế ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 21/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 21/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 22,8 triệu, hơn 796 ... |