
Bỏ quy định hỗ trợ thêm từ địa phương cho cán bộ khi tinh gọn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo đó, Chính phủ bỏ khoản 6 Điều 19 quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
Riêng các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 178 trước ngày 15/3/2025, vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm này.
Nghị định 67 được ban hành so với tờ trình dự thảo trước đó đã có sự thay đổi. Tại dự thảo trước đó, Bộ Nội vụ đề xuất, để đảm bảo tương quan về chính sách, chế độ giữa Trung ương và địa phương, giữa các địa phương, đề nghị quy định chính sách hỗ trợ thêm của địa phương tối đa là 30%.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy ngoài chính sách, chế độ được hưởng theo Nghị định 178 sẽ không được nhận thêm chính sách hỗ trợ của địa phương.
Bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương"
Nghị định 67 cũng bổ sung "hệ số chênh lệch bảo lưu lương" để bảo đảm quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi nghỉ việc.
Cụ thể: Tiền lương tháng hiện hưởng là tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc, bao gồm:
- Mức tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc hàm, chức vụ, chức danh, chức danh nghề nghiệp hoặc mức lương theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động; các khoản phụ cấp lương.
- Các khoản phụ cấp lương gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp công vụ; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang) và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) theo quy định của pháp luật về tiền lương.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định 67, loại bỏ quy định cho phép địa phương hỗ trợ thêm cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do tinh gọn bộ máy, là một động thái đáng chú ý. Việc này có thể giúp thống nhất chính sách trên cả nước, tránh tình trạng chênh lệch lớn giữa các địa phương, đảm bảo công bằng hơn. Đồng thời, có thể giúp các địa phương tiết kiệm ngân sách, tập trung nguồn lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác.
Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao tình hình thực tế để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động và sự thành công của chính sách.
![]() Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và diện áp dụng nghị định 178 của Chính phủ về chế ... |
![]() Người lao động nghỉ hưu sớm nếu không đủ điều kiện theo quy định thì mỗi năm nghỉ trước tuổi sẽ trừ 2%. Tuy nhiên ... |
![]() Ngoài trợ cấp thôi việc, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn có ... |