Cách tính lương hưu mới từ 1/7/2025
Diễn đàn

Cách tính lương hưu mới từ 1/7/2025

Phương Mai - Nguyễn Hằng
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách BHXH, trong đó điều chỉnh cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 giảm điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống 15 năm để hưởng lương hưu với cả nam và nữ, cách tính mức hưởng lương hưu cũng đã được điều chỉnh.

Đối với lao động nữ: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa là 75% tương ứng với 30 năm đóng BHXH.

Đối với lao động nam: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ hưởng sẽ được tính thêm 2%, mức tối đa là 75% tương ứng với 35 năm đóng BHXH.

Ngoài ra, đối với cả lao động nam và lao động nữ, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Điểm đáng chú ý so với Luật BHXH năm 2014 là quy định đối với trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm: Mức lương hưu hàng tháng sẽ được tính bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng sẽ được tính thêm 1%. Đây là một thay đổi quan trọng, tạo điều kiện cho nhiều lao động nam có thời gian đóng BHXH ngắn hơn vẫn có cơ hội hưởng lương hưu.

* Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

- Trước ngày 1/1/1995: Tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/1995 - 31/12/2000: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/2001 - 31/12/2006: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/2007 - 31/12/2015: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/2016 - 31/12/2019: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2024: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Từ ngày 01/01/2025 trở đi: Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH.

- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có những thay đổi đáng chú ý trong cách tính lương hưu, có tác động tích cực đến nhiều người lao động như: Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu; Điều chỉnh cách tính cho lao động nam có thời gian đóng ngắn; Đơn giản hóa cách tính mức bình quân tiền lương;... Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và các giải pháp đồng bộ để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả và bền vững của hệ thống.

12 nội dung mới của luật Bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025 12 nội dung mới của luật Bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 gồm 11 chương, 141 điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, trong đó có 12 ...

Từ 01/7/2025, người lao động không còn được hưởng trọn 180 ngày nghỉ chế độ ốm đau dài ngày Từ 01/7/2025, người lao động không còn được hưởng trọn 180 ngày nghỉ chế độ ốm đau dài ngày

Thời gian nghỉ ốm đau là một trong những điều chỉnh liên quan đến quyền lợi người lao động được quy định trong Luật Bảo ...

Ai phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật mới từ 1/7/2025? Ai phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật mới từ 1/7/2025?

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, mang đến những thay đổi quan trọng về đối tượng tham ...

Tin mới hơn

Sau ngày 01/7 có còn được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?

Sau ngày 01/7 có còn được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?

Nhiều người lao động bày tỏ lo lắng trước thông tin không được rút bảo hiểm xã hội một lần sau ngày 01/7/2025, dẫn đến những hành động ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi đối với một số công chức

Đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi đối với một số công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi với một số lĩnh vực yêu cầu kỹ thuật cao, chuyên gia, cố vấn…
Vì sao không nên vội rút bảo hiểm xã hội một lần?

Vì sao không nên vội rút bảo hiểm xã hội một lần?

Dù Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 vẫn cho phép rút Bảo hiểm xã hội một lần nhưng quyền lợi lâu dài của người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu quyết định rút sớm.

Tin tức khác

Nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu tối đa 75% nếu đủ điều kiện này

Nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu tối đa 75% nếu đủ điều kiện này

Người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP vẫn được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Chính phủ vừa yêu cầu chấm dứt việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trong trường hợp các cán bộ không chuyên trách có đủ chuyên môn, trình độ có thể đưa về công tác tại thôn, tổ dân phố.
Cách tính lương hiện hưởng với cán bộ, công chức, người lao động làm công tác cơ yếu

Cách tính lương hiện hưởng với cán bộ, công chức, người lao động làm công tác cơ yếu

Mức tiền lương tháng để làm cơ sở tính hưởng các chính sách, chế độ; cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi; cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã; viên chức, người lao động.
Người lao động khu vực ngoài nhà nước có được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày không?

Người lao động khu vực ngoài nhà nước có được nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày không?

Theo Điều 112 của Bộ Luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong 2 ngày lễ là Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là quyền lợi cơ bản được luật pháp quy định rõ ràng.
Chính thức: Giữ nguyên lương, phụ cấp công chức 6 tháng sau sáp nhập

Chính thức: Giữ nguyên lương, phụ cấp công chức 6 tháng sau sáp nhập

Cán bộ, công chức, viên chức từ các đơn vị hành chính cũ tiếp tục công tác trong hệ thống chính trị được giữ nguyên toàn bộ chế độ, lương cùng phụ cấp chức vụ trong thời gian 6 tháng sau sáp nhập.
Quy định mới về chi trả lương hưu từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về chi trả lương hưu từ ngày 1/7/2025

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7/2025 có nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách Bảo hiểm xã hội, trong đó có sự thay đổi quy định chi trả lương hưu.
Xem thêm