
Bố cục, kết cấu của Luật Công đoàn năm 2024 có gì mới? |
Yêu cầu từ thực tiễn
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về công tác đối ngoại, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến rất mau lẹ, mạnh mẽ. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (trong đó có những cam kết về lao động và công đoàn).
![]() |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU), tháng 3/2025. Ảnh: CĐVN |
Triển khai nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, các hoạt động đối ngoại song phương đã được Công đoàn Việt Nam thực hiện hiệu quả, như trao đổi học tập kinh nghiệm hoạt động công đoàn, ký kết thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ đào tạo cán bộ, tổ chức các hoạt động kỷ niệm, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế... Công tác vận động, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ, hợp tác về kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm của đối tác quốc tế đạt nhiều kết quả, góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn. Công tác thông tin đối ngoại có chuyển biến tích cực…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động đối ngoại có mặt còn chưa theo kịp sự phát triển của Công đoàn Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong tình hình mới, cần tăng cường quan hệ quốc tế để thế giới hiểu đúng, sâu sắc về Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng, có bề dày lịch sử 95 năm, có bản sắc văn hóa “trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, luôn gắn với lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
![]() |
Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị WFTU tại Hà Nội. Ảnh: CĐVN |
Một trong những cơ sở thực tiễn để ban hành Luật Công đoàn 2024 là xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế: Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO. Những cam kết kể trên đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn”.
Những nội dung cụ thể của hợp tác quốc tế về công đoàn
Cụ thể hoá tinh thần này, Điều 8 Luật Công đoàn năm 2012 đã quy định: “Hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đăng, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch WFTU phát biểu tại một hội nghị. Ảnh: Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ VN |
Việc gia nhập công đoàn quốc tế của công đoàn các cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, cán bộ công đoàn nhiều năm nghiên cứu Luật Công đoàn, quy định như kể trên là chưa đầy đủ, thống nhất với các quan điểm chỉ đạo cơ bản về công tác đối ngoại được quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013 và chưa thể hiện được công tác đối ngoại của Công đoàn là công tác đối ngoại nhân dân.
Chính vì vậy, kế thừa và điều chỉnh Luật Công đoàn năm 2012, Luật Công đoàn năm 2024 đã quy định chi tiết nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn tại khoản 1, khoản 2 Điều 9.
Tựu chung lại, Điều 9 Luật Công đoàn 2024 quy định hợp tác quốc tế về công đoàn phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách đối ngoại, Hiến pháp, pháp luật, quy định về công tác đối ngoại nhân dân và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đồng thời, hợp tác quốc tế về công đoàn được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam và Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.
Chi tiết các nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm: Thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn; chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, phong trào công nhân quốc tế; thực hiện các hoạt động đoàn kết, hỗ trợ quốc tế; thiết lập quan hệ hợp tác, đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương; đại diện cấp quốc gia của người lao động tham gia các diễn đàn quốc tế; tham gia hoạt động, gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức Công đoàn quốc tế.
Ngoài ra còn có các hợp tác khác bao gồm: Vận động, điều phối, phê duyệt, tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế cho Công đoàn theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và trao tặng các hình thức khen thưởng; thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam.
Như vậy là, việc bổ sung nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về công đoàn tại Điều 9 Luật Công đoàn năm 2024 đã thể hiện quan điểm hợp tác quốc tế về công đoàn phải phù hợp với “đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng”, khẳng định đây là một bộ phận không thể tách rời của công tác đối ngoại nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Trong bối cảnh nhiều thách thức hiện nay, sự đoàn kết giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức Công đoàn trên toàn cầu còn là yếu tố then chốt giúp bảo vệ quyền lợi người lao động.
![]() Công tác phát triển đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được thể hiện rõ trong điều 19 của Luật ... |
![]() Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn được quy định cụ thể trong điều 23 của Luật Công đoàn 2024. |
![]() Để Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 thực sự đi vào cuộc sống, "thấm sâu" vào nhận thức và hành động của mỗi đoàn ... |
Tin mới hơn

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Siêu thị mini Công đoàn giành cho công nhân Đồng Nai
Tin tức khác

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030
