Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2024 đã quy định chi tiết hơn về nhóm được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất.

Theo đó, người thuộc nhóm này được hưởng 2 quyền lợi BHYT lớn, gồm:

- Hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT cũng được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 8 nhóm đối tượng tham gia BHYT được hưởng cả 2 quyền lợi BHYT theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật BHYT (như đã nêu ở trên) gồm:

- Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Cựu chiến binh tham gia kháng chiến.

- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.

- Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.

- Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: Cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ.

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, còn có 7 nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn 8 nhóm đã nêu ở trên.

Theo đó, ngoài hai quyền lợi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật BHYT, người thuộc 7 nhóm này còn được hưởng thêm một quyền lợi khác là: Không áp dụng tỷ lệ thanh toán thuốc, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.

Cụ thể 7 nhóm đó là:

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945.

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Việc Luật BHYT và Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định các nhóm đối tượng được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với những người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội. Chính sách này góp phần đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe, giúp những người này được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao mà không phải lo lắng về gánh nặng tài chính.

Từ năm 2025, bệnh viện không có thuốc, người bệnh có BHYT được hoàn tiền khi mua ngoài Từ năm 2025, bệnh viện không có thuốc, người bệnh có BHYT được hoàn tiền khi mua ngoài

Việc người bệnh được thanh toán tiền thuốc BHYT trực tiếp khi bệnh viện thiếu thuốc từ ngày 01/01/2025 là một trong những điểm đáng ...

62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT từ năm 2025 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được hưởng 100% BHYT từ năm 2025

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 01/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn về 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh ...

Người thuộc nhóm 62 bệnh hiểm nghèo, nếu mắc bệnh khác, BHYT có thanh toán không? Người thuộc nhóm 62 bệnh hiểm nghèo, nếu mắc bệnh khác, BHYT có thanh toán không?

Chỉ những bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo mà cơ sở khám chữa bệnh cấp dưới không triển khai điều trị được thì mới được lên ...

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Trong trường hợp mất việc, người lao động cần những điều kiện gì để hưởng trợ cấp thất nghiệp và thủ tục, mức hưởng ra sao?
Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tiền lương tháng hiện hưởng để tính chính sách, chế độ khi nghỉ việc, được quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc theo Nghị định 29/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế.
Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề xuất, chính quyền địa phương bố trí nhà ở công vụ, ban hành chính sách hỗ trợ điều kiện đi lại và làm việc cho cán bộ tại trung tâm hành chính mới.
Muốn thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cần thực hiện các bước nào?

Muốn thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cần thực hiện các bước nào?

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có quyền thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu trong 15 ngày đầu của mỗi quý.
Viên chức, người lao động có thể nhận mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu?

Viên chức, người lao động có thể nhận mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất là bao nhiêu?

Theo đánh giá của Chính phủ sẽ có khoảng 100.000 cán bộ, công chức, viên chức người lao động bị ảnh hưởng trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Một trong những vấn đề được người lao động quan tâm, đó là Luật Việc làm quy định mức chi trả trợ cấp thất nghiệp cao nhất hiện nay cho viên chức và người lao động như thế nào?
Tăng mức phụ cấp lưu trú với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác

Tăng mức phụ cấp lưu trú với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác

Thông tư số 12/2025/TT-BTC ngày 19/3/2025 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đã sửa đổi quy định về phụ cấp lưu trú. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 4/5/2025.
2 phương án hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

2 phương án hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bộ Nội vụ đề xuất 2 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực.
Lương, phụ cấp chức vụ cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, xã

Lương, phụ cấp chức vụ cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Nội vụ đã hoàn tất dự thảo về phương án áp dụng số lượng lãnh đạo, quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Lao động hợp đồng thôi việc được hưởng chính sách gì sau khi sáp nhập cơ quan?

Lao động hợp đồng thôi việc được hưởng chính sách gì sau khi sáp nhập cơ quan?

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng được áp dụng như công chức tại cơ quan thuộc diện sáp nhập đủ điều kiện được đăng ký nghỉ việc, hưởng chính sách theo Nghị định 178.