“Cuộc chiến” giành thị phần của các đại lý du lịch trực tuyến
Kinh tế - Xã hội - 22/10/2022 09:29 NGUYỄN NAM
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC Thu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách |
Cơ hội cho các OTA Việt
Theo ông Đặng Mạnh Phước - CEO Outbox chuyên cung cấp các giải pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu cho ngành du lịch và khách sạn, thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam vẫn là miếng bánh béo bở.
|
Miếng bánh này trước dịch Covid-19, gần như bị các OTA nước ngoài độc chiếm. Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các OTA toàn cầu như Agoda, Booking, Traveloka, Expedia… chiếm tới 80% thị phần du lịch trực tuyến Việt Nam. Phần lớn du khách quốc tế và không ít du khách nội địa đều sử dụng dịch vụ của OTA nước ngoài. Các OTA trong nước như gotadi, vntrip, ivivu, chudu, mytour.vn, vinabooking, divui.com... chỉ có lượng giao dịch khiêm tốn.
Theo ông Phước, đại dịch mang tất cả các doanh nghiệp trở lại vạch xuất phát. “Trong giai đoạn tới đây, các OTA dù là quốc tế hay nội địa thì đều phải bắt đầu lại từ đầu việc tiếp cận thị trường, phát triển sản phẩm ... do đó các lợi thế cạnh tranh giai đoạn trước đây mà các OTA trong nước khó lòng chạy theo các công ty quốc tế ít nhiều sẽ bị xóa nhòa”, ông Phước nói và khẳng định, từ đây đến năm 2024 thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo của du lịch Việt Nam.
Đại diện một số khách sạn tại Việt Nam như Viễn Đông (TP.HCM), Alba Spa Hotel và Alba Hotel (Thừa Thiên Huế), Malibu (TP. Vũng Tàu), … cũng thừa nhận, lượng khách đặt qua OTA khá cao và chủ yếu là khách nội địa. “Tùy vào giai đoạn mà lượng khách đặt qua OTA khác nhau. Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng trở lại đây, lượng khách đặt qua OTA chủ yếu khách nội địa, chiếm hơn 85%, còn lại rải rác các OTA khách outbound”, đại diện một khách sạn cho biết.
“Trong bối cảnh phục hồi sau dịch, du lịch quốc tế vẫn còn hạn chế và cần thời gian trở lại, các OTA quốc tế phần nào phải phân tán nguồn lực để phục hồi một lúc nhiều thị trường và thị trường khách trọng điểm vẫn là nội địa thì một OTA Việt Nam về lý thuyết hiểu rõ khách nội địa và chỉ tập trung vào thị trường này sẽ có nhiều lợi thế trong việc phân bố nguồn lực cũng như thấu hiểu người dùng để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh”, ông Phước phân tích thêm.
Đồng tình điều này, ông Vũ Văn Tuyên - CEO Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam cho biết thêm, xu hướng phát triển OTA là tất yếu khi mà cả trong nước và thế giới đều hướng tới ứng dụng công nghệ. Điều này cũng phù hợp với báo cáo thị trường Digital năm 2022 của We Are Social về tỷ lệ người sử dụng mạng internet ở Việt Nam với trên 72 triệu người sử dụng vào tháng 1 năm 2022. Tỷ lệ sử dụng internet của Việt Nam ở mức 73,2% tổng dân số vào đầu năm 2022.
Phân tích của Kepios cũng chỉ ra rằng, người dùng internet ở Việt Nam tăng 3,4 triệu (tương đương tăng 4,9%) từ năm 2021 đến năm 2022. Báo cáo của Google và Temasek cũng cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam dự kiến năm 2025 lên tới 9 tỷ USD. Điều này cho thấy, cơ hội cho các OTA Việt là khá lớn.
“Rõ ràng, internet đang là mảnh đất màu mỡ để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và dịch vụ đặt trực tuyến có điểm lợi khi giúp khách hàng sử dụng tiện lợi để thanh toán, chỉ cần vài thao tác có thể thanh toán hoàn chỉnh một booking”, ông Tuyên nói và khẳng định, với thế mạnh am hiểu nhu cầu, văn hóa của người dân Việt Nam, đây sẽ là cơ hội lớn để các OTA trong nước đẩy mạnh chiếm lĩnh thị phần khách nội địa.
Ngoài ra, các OTA trong nước thường sử dụng nhân viên chăm sóc khách hàng để tư vấn đặt dịch vụ hộ và hỗ trợ khách lúc cần thiết. Chẳng hạn như divui.com, theo chia sẻ của bà Đinh Nguyễn Bảo An - CEO Công ty, khi có sự cố phát sinh (bao gồm cả trường hợp bất khả kháng hoặc từ phía khách hàng), nhân viên của các nền tảng OTA Việt sẽ luôn cố gắng tìm mọi cách trao đổi với nhà cung cấp, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng đầu tiên.
“Điều này tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ vốn dựa vào công nghệ để bỏ bớt chi phí vận hành và chăm sóc khách hàng, quản lý nhà cung cấp. Bởi như thế thường gây ra cảm giác ức chế thiệt thòi cho khách khi mà hệ thống tự động hoặc trợ lý ảo khó lòng giải đáp - hỗ trợ tối ưu như con người”, bà An nói rõ.
Vẫn còn nhiều cái khó cho OTA Việt
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đây chỉ là những lợi thế mang tính lý thuyết. Khó khăn và hạn chế của các OTA Việt Nam trước giờ vẫn ở khả năng thấu hiểu người dùng, nguồn lực tài chính hạn hẹp và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Các vấn đề này tồn tại trước khi có Covid-19 và hiện vẫn chưa được giải quyết.
“Muốn tạo được lợi thế trên sân nhà, doanh nghiệp OTA nội địa trước tiên phải giải quyết các vấn đề nội tại của mình và tìm được lợi thế cạnh tranh riêng biệt của mình, trong đó vốn là rào cản hạn chế khả năng tiếp cận với du khách giai đoạn trước đây”, ông Phước nói.
Ông Ngô Minh Đức - nhà sáng lập Gotadi, cho biết thêm rằng, các OTA ngoại có ưu thế vượt trội về công nghệ do đã phát triển nhiều năm, lại không phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế như doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ có nguồn vốn đầu tư dồi dào, họ thường xuyên tung ra chính sách ưu đãi để hút khách. Vì thế, theo ông Đức, ngành Du lịch Việt Nam cần xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái sản phẩm; cần học tập và áp dụng các chính sách thông minh để có thể chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp du lịch Việt phải liên kết, chuyển đổi số cùng nhau thì mới có thể hình thành, phát triển được hệ sinh thái của người Việt với nhà cung cấp dịch vụ thông minh, người dùng thông minh, điểm đến thông minh và không còn thua ngay trên “sân nhà”.
Với thế mạnh am hiểu nhu cầu, văn hóa của người dân Việt Nam, nhân viên làm việc tại các OTA nội địa sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn so với OTA ngoại. Ảnh minh họa. |
Ông Tuyên phân tích thêm về những khó khăn khi hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam rằng, gần như với các OTA ngoại, ngành thuế Việt Nam không thu được hoặc không kiểm soát được hoặc có thu nhưng không kiểm soát được tình hình. “Ngoài ra, các OTA ngoại không có đội ngũ chăm sóc khách hàng, họ dùng công nghệ tức là họ trả lời gần như lập trình robot nên có trục trặc gì khách hàng không biết gọi cho dịch vụ nào để hỗ trợ”, ông Tuyên nói và cho biết, OTA Việt nếu muốn “biến” cơ hội để thành công thì phải giải quyết được vấn đề này cho khách.
Chia sẻ về điều này, CEO Công ty TNHH Đi Vui thừa nhận nguồn tài chính không mạnh bằng các OTA nước ngoài vì thế thay vì “cào” hết rổ sản phẩm của tất cả các nhà cung cấp và đăng bán, doanh nghiệp OTA này chọn cách bỏ thời gian tìm hiểu, thu thập thông tin và góp ý xây dựng sản phẩm để phù hợp với đối tượng khách. “Có như vậy, thông qua nền tảng công nghệ, các sản phẩm tốt về du lịch mới được truyền tải đến khách hàng trọn vẹn, ý nghĩa và hiệu quả nhất”, bà An nói và khẳng định, luôn nỗ lực để giúp khách hàng nhìn nhận các giá trị tiềm ẩn của từng sản phẩm dịch vụ. Đó chính là lợi thế của các OTA Việt trong “cuộc đua” thị phần khách hàng với các OTA nước ngoài.
Trước đó, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đã có nhận xét, đang tồn tại sự bất bình đẳng về thuế giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và các OTA nước ngoài. Các OTA nước ngoài không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nên không có cơ sở quy trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Thay vào đó, các đối tác Việt Nam sẽ là bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, các OTA nội địa không thể cạnh tranh về giá với OTA nước ngoài.
Theo phân tích của ông Tuyên, chỉ khi chuẩn hóa, tích hợp hệ thống giữa các OTA một cách dễ dàng thì mới tăng được lượng khách hàng, doanh thu, đủ sức cạnh tranh với OTA ngoại. “Các kênh trực tuyến về du lịch của Việt Nam hiện hoạt động nhỏ lẻ và chưa phát huy được vai trò của cơ quan nhà nước, chưa phát huy được sức mạnh tập thể của doanh nghiệp trong nước”, ông Tuyên nói thêm.
Vì thế, ông Tuyên cho rằng, để hỗ trợ các doanh nghiệp, các sản phẩm công nghệ của ngành du lịch cần được thiết kế theo hướng hình thành nền tảng số dùng chung, giúp các doanh nghiệp có cơ hội khai thác thông tin, tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả quản trị. Đồng thời, Nhà nước cần đổi mới chính sách, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích ứng dụng công nghệ vào ngành du lịch.
Với dịch vụ đặt trực tuyến, chỉ cần vài thao tác, du khách có thể thanh toán hoàn chỉnh một booking. Tuy nhiên, lúc có sự cố, các OTA ngoại thường không có đội ngũ chăm sóc khách hàng để hỗ trợ khách. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ nhưng vẫn duy trì nhân sự, người lao động làm việc trực tuyến để giải đáp, hỗ trợ khách đặt dịch vụ… của các doanh nghiệp OTA trong nước vẫn được lựa chọn và đây cũng được xem là “thế mạnh” của các OTA trong nước. |
Có một miền ký ức trong không gian văn hóa Nha Trang Xưa Thành phố Nha Trang đang không ngừng phát triển từng ngày và trong sự nhộn nhịp, năng động, du khách đến với nơi đây vẫn ... |
Thu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh 7 tháng qua, ngành Du lịch Khánh Hòa đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Hơn 90% doanh nghiệp lưu trú, ... |
Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách Trong ngày thứ 2 của kì nghỉ lễ Quốc khánh, lượng khách du lịch nhộn nhịp đổ về Nha Trang - Khánh Hòa. Nhiều điểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 08:00
Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất
Chính sách bán hàng còn “ghi điểm” khi đưa ra tiến độ thanh toán siêu giãn, giúp khách chỉ phải trả 1 - 1,5%/tháng, tương đương từ 39 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, với số tiền khoảng 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng đã có thể sở hữu ngay một căn hộ hạng sang thuộc dự án Top 1 Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 08:00
Cơ hội cuối nhận ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho xe Toyota trong năm 2024
Nắm bắt nhu cầu mua xe tăng cao vào những tháng cuối năm và hiệu ứng tích cực từ chương trình ưu đãi của các tháng trước, tháng 11 này Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai khuyến mại dành cho 5 mẫu xe “hot” giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe Toyota trước thềm năm mới.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?