Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm
Công đoàn

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

NGUYỄN VIỆT
Tác giả: NGUYỄN VIỆT
Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Trong tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư Tô Lâm, phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời phát triển con người. Đó là một tư tưởng hiện đại, giàu tính nhân văn và đặc biệt phù hợp với bối cảnh toàn cầu đang dịch chuyển sang mô hình phát triển dựa trên tiêu chuẩn đạo đức, trách nhiệm xã hội và minh bạch.

 Một công đoàn mạnh, được vận hành đúng đắn, chính là chứng chỉ đạo đức và niềm tin mà doanh nghiệp có thể mang theo khi bước ra thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ
Một công đoàn mạnh, được vận hành đúng đắn, chính là chứng chỉ đạo đức và niềm tin mà doanh nghiệp có thể mang theo khi bước ra thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ

Trong tư duy ấy, tổ chức công đoàn không chỉ là nơi bảo vệ quyền lợi người lao động, mà còn là biểu tượng của đạo đức kinh doanh, là cầu nối xã hội và là nền tảng giúp doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Cánh tay nối dài” cho các cam kết xã hội

Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân, mà còn nhấn mạnh con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển.

Tư tưởng này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh thế giới đang định hình lại chuẩn mực cạnh tranh doanh nghiệp bằng các yếu tố: “Đạo đức kinh doanh. Trách nhiệm xã hội. Minh bạch trong quản trị. Tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế”.

Và trong hệ “quy chiếu” ấy, công đoàn nếu được trao quyền và hoạt động đúng chức năng sẽ trở thành một thiết chế không thể thiếu, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững từ gốc rễ con người.

Để không còn là “vai phụ”, công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân hôm nay cần được “định vị” lại là người gìn giữ công bằng trong quan hệ lao động. Đối tác xây dựng văn hóa nội bộ tôn trọng và minh bạch. Lực lượng phát hiện và ngăn ngừa sớm các rủi ro xã hội.

Khi công đoàn hoạt động thực chất sẽ không phải “đối đầu” với lãnh đạo doanh nghiệp, mà đồng hành để kiến tạo một môi trường làm việc hạnh phúc, hiệu quả và nhân văn. Đây chính là biểu hiện cụ thể của đạo đức trong kinh doanh, điều mà thị trường quốc tế ngày càng đánh giá cao.

Công đoàn là “lợi thế mềm” nhưng có giá trị cứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Ảnh minh hoạ
Công đoàn là “lợi thế mềm” nhưng có giá trị cứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Ảnh minh hoạ

Ví dụ, trong các chuỗi cung ứng lớn như dệt may, điện tử, thực phẩm… việc doanh nghiệp có công đoàn mạnh và có thương lượng tập thể hiệu quả là điều kiện tiên quyết để đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ hay Nhật Bản.

Một công đoàn được định hình đúng sẽ giúp giảm rủi ro xung đột như đình công, nghỉ việc hàng loạt. Tăng cường đối thoại nội bộ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở. Phối hợp trong đào tạo, nâng cao kỹ năng, hỗ trợ chuyển đổi số. Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp trước nhà đầu tư, khách hàng và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu ngày càng chịu sức ép từ các tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị (ESG), công đoàn sẽ trở thành “cánh tay nối dài” cho các cam kết xã hội và lao động có trách nhiệm. Một công đoàn năng động có thể phối hợp tổ chức các chương trình giáo dục lao động, phòng chống bạo lực nơi làm việc, chăm lo sức khỏe tinh thần.

Cùng doanh nghiệp xây dựng các bộ quy tắc ứng xử, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với chuẩn quốc tế. Góp phần đánh giá rủi ro xã hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó nâng cao khả năng “kiểm toán xã hội”, một yêu cầu ngày càng phổ biến trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Doanh nghiệp có công đoàn mạnh cũng dễ dàng hơn trong việc đạt được các tiêu chuẩn lao động mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP đòi hỏi.

Công đoàn “vào cuộc” cùng ESG

Trong thời đại của ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị), một doanh nghiệp không còn được đánh giá tốt chỉ nhờ sản phẩm chất lượng hay doanh thu tăng trưởng, mà còn bởi doanh nghiệp ấy có đối xử công bằng với người lao động, có tôn trọng quyền con người và có minh bạch trong quan hệ lao động hay không.

Tư tưởng “lấy con người làm trung tâm” phải đi qua “thiết chế” công đoàn. Ảnh minh hoạ
Tư tưởng “lấy con người làm trung tâm” phải đi qua “thiết chế” công đoàn. Ảnh minh hoạ

Ở phương Tây, nhiều tập đoàn toàn cầu đã từng “vấp ngã” khi bị tố cáo bóc lột nhân công, trả lương thấp, phớt lờ quyền tự do hiệp hội. Không ít doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng quốc tế cũng đang đứng trước rủi ro tương tự nếu không sớm xây dựng thiết chế lao động hiện đại với sự hiện diện thực chất của công đoàn.

Một công đoàn mạnh, được vận hành đúng đắn chính là “chứng chỉ đạo đức” và niềm tin mà doanh nghiệp có thể mang theo khi bước ra thị trường quốc tế. Trong thương mại quốc tế, các tiêu chuẩn xã hội ngày càng trở thành “hàng rào kỹ thuật” mà doanh nghiệp phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu hoặc tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn.

Các nhà nhập khẩu lớn từ EU, Mỹ, Nhật Bản… thường yêu cầu nhà cung cấp phải tuân thủ tiêu chuẩn lao động quốc tế (ILO). Có thỏa ước lao động tập thể và đối thoại định kỳ. Có chính sách phòng chống bạo lực, quấy rối nơi làm việc. Có hệ thống giám sát nội bộ và kiểm toán lao động độc lập.

Công đoàn không chỉ “bảo vệ quyền lợi”, mà còn trở thành hệ điều tiết xã hội, giữ cho guồng máy kinh doanh không chệch hướng đạo lý và nhân bản. Ảnh minh hoạ
Công đoàn không chỉ “bảo vệ quyền lợi”, mà còn trở thành hệ điều tiết xã hội, giữ cho "guồng máy" kinh doanh không chệch hướng đạo lý và nhân bản. Ảnh minh hoạ

Tăng điểm tín nhiệm với các nhà đầu tư bền vững, vốn ngày càng ưu tiên các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao. Nói cách khác, công đoàn là “lợi thế mềm” nhưng có "giá trị cứng" trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác lập tư tưởng chủ đạo: “Phát triển kinh tế phải lấy con người làm trung tâm, người lao động là chủ thể của tăng trưởng”. Nhưng để tư tưởng này trở thành hiện thực không thể chỉ dừng ở chính sách, mà phải đi qua một thiết chế trung gian có năng lực bảo vệ, đối thoại và đồng hành. Đó chính là công đoàn.

Trong tầm nhìn của Tổng Bí thư Tô Lâm, công đoàn chính là nhân tố kiến tạo một nền kinh tế nhân văn, bao trùm và vì con người. Một công đoàn mạnh là đối tác phát triển, là “bảo chứng” cho môi trường lao động hài hòa, văn minh và hiện đại, là “hộ chiếu nhân văn” giúp doanh nghiệp Việt Nam bước vững chắc vào thế giới bằng chính nội lực con người - thứ vốn quý nhất của quốc gia.

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể ...

Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy Kinh tế tư nhân thành trụ cột, người lao động là lực đẩy

Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ ...

Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam Khai mở chương mới cho kinh tế Việt Nam

Bằng việc xác lập vị thế trung tâm cho kinh tế tư nhân trong chiến lược phát triển quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm ...

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn ...

Tin mới hơn

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.

Tin tức khác

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm