Quảng Bình:
Các Tổ trưởng Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH tại Điểm giao dịch xã - Ảnh: Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình |
Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn 4 xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) Cao Thị Nhung cho biết: Ngân hàng về xã giải ngân vốn vay kịp thời giúp bà con có thêm kinh tế để tiếp tục sản xuất sau cơn lũ, đồng thời động viên, thăm hỏi tình hình của xã và tuyên truyền chính sách của Nhà nước nhằm xử lý nợ rủi ro như: Gia hạn nợ, khoanh nợ và xóa nợ cho bà con bị thiệt hại sau khi lũ đi qua…, đồng thời tuyên truyền các chủ trương tín dụng ưu đãi mới, triển khai các công việc trong tháng, hướng dẫn các nghiệp vụ phát sinh cho các cán bộ, Ban quản lý Tổ TK&VV rất kịp thời.
Một mô hình chăn nuôi hiệu quả từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Quảng Bình - Ảnh: Ngân hàng CSXH Quảng Bình. |
Trước đây nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế tự phát, hiệu quả kinh tế không cao. Khi tham gia sinh hoạt Tổ TK&VV, các hộ gia đình được phổ biến kiến thức xã hội, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Tổ TK&VV còn tích cực tuyên truyền, vận động thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ trên tinh thần tự nguyện để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính, vừa hình thành thói quen tiết kiệm cho hộ vay vốn, giảm bớt khó khăn khi trả nợ, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Mức tiền gửi tiết kiệm, thời gian gửi ở các tổ TK&VV khác nhau, tùy theo quy ước ở các tổ với nhau nhưng tất cả đều phải được công khai với người dân.
Đến nay, trên địa bàn 30 xã, thị trấn đã có 418 Tổ TK&VV, tăng 02 Tổ TK&VV so với đầu năm với trên 16.000 tổ viên, số dư nợ gần 519 tỷ đồng. Trong đó, có 370 Tổ TK&VV xếp loại tốt, 41 Tổ TK&VV xếp loại khá, 05 Tổ TK&VV xếp loại trung bình và không có tổ xếp loại yếu kém. Mạng lưới các Tổ TK&VV trên địa bàn không chỉ là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách trực tiếp, tiện lợi nhất mà còn giúp các hộ vay vốn sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức tiết kiệm; đồng thời, giúp NHCSXH tăng cường năng lực, hiệu quả...
NHCSXH huyện Bố Trạch tập huấn cho cán bộ ngoài hệ thống - Ảnh: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình. |
Một trong trong những việc làm thường xuyên liên tục trong nhiều năm qua đó là việc NHCSXH huyện Bố Trạch thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là làm tốt vai trò động viên, đôn đốc các hộ vay chấp hành trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn…
Giám đốc NHCSXH huyện Bố Trạch, Hoàng Anh Toàn cho biết: Nhận thức rõ vai trò của Ban quản lý Tổ TK&VV, NHCSXH huyện Bố Trạch thường xuyên chủ động phối hợp, kiện toàn và củng cố mạng lưới các Tổ TK&VV, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Ban quản lý tổ trên địa bàn. Trong năm 2019 NHCSXH đã phối hợp với các hội đoàn thể cấp huyện, tập huấn đến 30/30 xã, thị trấn cho Ban giảm nghèo cấp xã và Ban quản lý tổ TTK&VV với gần 2.000 thành viên tham gia (trong đó gồm có các thành viên Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn, Ban quản lý Tổ TK&VV). Với các nội dung: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Các chương trình tín dụng đang thực hiện trên địa bàn; Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay đối với tổ chức hội, đoàn thể cấp xã; Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; Tăng cường vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ban giảm nghèo cấp xã và trưởng thôn trong hoạt động tín dụng chính sách.
Nhờ thường xuyên chủ động phối hợp nâng cao năng lực Ban quản lý Tổ TK&VV, đến nay, doanh số cho vay đạt 147.714 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 113.588 triệu đồng (đạt 100%), tỷ lệ thu lãi đạt 99,2%, với 3,200 lượt hộ gia đình vay vốn. Tổng dư nợ so với đầu năm tăng 33.281 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99,03% kế hoạch năm, đạt 84,94% kế hoạch tăng trưởng. Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,07%/tổng dư nợ.
Ban quản lý các Tổ TK&VV còn thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của thành viên, kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc trong việc sử dụng vốn vay. Do vậy, nguồn vốn vay được quản lý chặt chẽ và người vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Việc trả lãi, nợ gốc, thực hành tiết kiệm đúng theo quy định của ngân hàng, không xảy ra tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn.
Chấn chỉnh thông tin thiếu chính xác về việc người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Lao động – Thương binh xã hội của tỉnh này vừa có công văn gửi các ... |
Vốn tín dụng mở đường du lịch ở Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình Thời gian qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH trên địa bàn xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã góp phần tạo động lực ... |
Trên 1,8 tỷ đồng cho đoàn viên khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình Mới đây, Quỹ trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ ... |