Bảo hiểm hưu trí: Một số bài học kinh nghiệm từ Singapore
Kinh tế - Xã hội - 15/06/2022 15:21 TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN - TS. NGUYỄN THU HẰNG
Muốn đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và ASXH, các nước đều cần hoàn thiện BHHT phù hợp với thực tế phát triển của đất nước. Nhiều thập niên qua, Singapore là một trong những quốc gia điển hình thực hiện thành công mô hình BHHT và sử dụng chúng như một công cụ để xây dựng xã hội phát triển.
Bài viết dưới đây nghiên cứu về pháp luật BHHT ở Singapore, từ đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm giúp hoàn thiện chính sách pháp luật về BHHT ở Việt Nam thời gian tới.
Ảnh minh họa. |
Hệ thống lương hưu của Singapore nằm trong số hệ thống phát triển nhất ở châu Á, chủ yếu dựa vào trụ cột: Quỹ Phòng xa Trung ương (CPF) được lập vào tháng 7/1955 nhằm cung cấp sự bảo đảm về tài chính cho NLĐ khi họ nghỉ hưu hoặc không thể tiếp tục làm việc. Bản chất của CPF là một quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) tiết kiệm với sự tham gia của NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và Chính phủ. Về cơ bản, CPF tương tự như quỹ BHXH tại Việt Nam. Trải qua thời gian, CPF đã trở thành một hệ thống BHXH tiết kiệm toàn diện.
Pháp luật BHHT ở Singapore và những cải cách gần đây
Cơ sở pháp lý
CPF chính là xương sống của BHHT Singapore. Vì vậy, cơ sở pháp lý trong việc thực hiện BHHT ở Singapore chính là những quy định pháp luật điều chỉnh việc đóng góp, phân bổ, sử dụng…CPF. Văn bản mang tính pháp lý cao nhất liên quan đến CPF chính là Hiến pháp Singapore. Tuy nhiên, ở vị trí của một đạo luật mang tính pháp lý tối cao, Hiến pháp Singapore chỉ quy định CPF ở tầm vĩ mô. Việc vận hành CPF một cách nhịp nhàng, thống nhất chủ yếu dựa trên Đạo luật Quỹ Dự trữ Trung ương - Central Provident Fund Act (QDTTW).
CPF và tài khoản hưu trí
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13, Đạo luật QDTTW, cơ cấu CPF bao gồm ba tài khoản: tài khoản thông thường (Ordinary Account - OA), tài khoản đặc biệt (Special Account - SA) và tài khoản y tế (Medisave Account - MA). Vào thời điểm công dân bước sang tuổi thứ 55, tài khoản thứ tư được thành lập mang tên tài khoản hưu trí (Retirement Account - RA). Nếu như tài khoản OA được sử dụng cho các vấn đề nhà ở, bảo hiểm, đầu tư và giáo dục thì tài khoản SA được chi trả các khoản chi khi chủ tài khoản về già và các khoản đầu tư vào các sản phẩm tài chính hưu trí. Trong khi đó, đúng như tên gọi của mình, tài khoản MA hay Medisave - “tiết kiệm y tế” là tài khoản CPF dành cho các khoản viện phí và các loại BHYT được Chính phủ quy định.
Mức đóng CPF theo quy định hiện nay áp dụng đối với công dân Singapore và người cư trú tại Singapore từ năm thứ ba trở lên phụ thuộc vào độ tuổi của họ, được chia thành các nhóm: từ 55 tuổi trở xuống, trên 55 tuổi đến 60 tuổi, trên 60 tuổi đến 65 tuổi và trên 65 tuổi. Cả NLĐ và NSDLĐ đều phải đóng góp vào quỹ ở các mức tỷ lệ khác nhau dành cho từng đối tượng và đang trong độ tuổi lao động thì mức đóng của NLĐ cao hơn hoặc ngang bằng với mức đóng của NSDLĐ. Tỷ lệ đóng góp tỷ lệ nghịch với độ tuổi của NLĐ, theo đó, độ tuổi NLĐ càng tăng, mức đóng góp càng giảm.
Chi trả lương hưu cho người dân tại Bưu điện xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ĐƯỜNG LOAN. |
Sau khi được chuyển vào CPF cá nhân, khoản tiền đóng góp của NLĐ và NSDLĐ tiếp tục được chia vào 3 tài khoản (OA, SA, MA) theo tỷ lệ khác nhau cũng theo nhóm tuổi.
Tài khoản đặc biệt SA hoặc tài khoản thông thường OA của thành viên CPF sẽ được chuyển qua tài khoản hưu trí RA khi thành viên bước sang tuổi 55 với số dư theo quy định. Theo đó, chế độ hưu trí của thành viên CPF hoàn toàn dựa vào sự đóng góp của cá nhân họ vào quỹ CPF trong thời gian làm việc. Sau khi tiền được chuyển về tài khoản hưu trí, chủ sở hữu cần để riêng một khoản tiền đủ để chi trả hưu trí theo chương trình CPF LIFE hoặc Retirement Sum Scheme. Số tiền để dành cho việc chi trả đó được gọi là Retirement Sum với 3 chế độ: Tiền hưu cơ bản (Basic Retirement Sum - BRS), Tiền hưu đầy đủ (Full Retirement Sum - FRS) và Tiền hưu tăng cường (Enhanced Retirement Sum - ERS). Các tài khoản trong quỹ CPF đều được áp dụng mức lãi suất theo năm.
Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí ở Singapore là sự kết hợp của ba chương trình: CPF Lifelong Income For The Elderly, Retirement Sum Scheme và Withdrawals of CPF savings from 55. Ngoài ba chương trình trên, người tham gia còn có thể tuỳ chọn chương trình CPF Investment Scheme, theo đó họ có thể sử dụng tài khoản OA và SA của mình để đầu tư mà không phải lo ngại rủi ro. Tham gia chương trình này, thành viên có thể nâng cao tài khoản hưu trí của mình và có nhiều quyền lợi hơn khi về hưu.
Như vậy, có thể thấy hệ thống BHHT Singapore đòi hỏi mọi người dân phải tiết kiệm, tích lũy vào tài khoản cá nhân để trang trải chi phí về lương hưu của họ. Tài khoản này được duy trì theo thời gian cho đến khi người tham gia phát sinh nhu cầu sử dụng.
Tại Singapore, quản lý Nhà nước đối với Quỹ CPF là Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm quản lý cao nhất thuộc về Bộ trưởng. Trực tiếp quản lý CPF là Hội đồng Quản lý quỹ dự phòng Trung ương (Central Provident Fund Board - CPFB) với sự tham gia của Chính phủ, đại diện NSDLĐ và NLĐ.
Cán bộ BHXH tỉnh Đắk Lắk tư vấn cho người dân đến tìm hiểu chính sách BHXH. Ảnh: TRUNG CHUYÊN. |
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của BHHT ở Singapore chính là nhờ hệ thống thực hiện thu các khoản đóng góp vào CPF một cách chính xác, hiệu quả và đúng thời hạn. Chính vì thế, tỷ lệ doanh nghiệp nợ đọng CPF luôn giữ ở mức rất thấp (khoảng 0,51%). Hình phạt cho các hành vi vi phạm CPF cũng được nâng lên từ năm 2014. Nếu NSDLĐ không trả các khoản đóng góp CPF có thể bị phạt tiền thậm chí đi tù.
Cải cách BHHT những năm gần đây và tiếp theo
Trong vòng 10 năm trở lại đây, chính sách BHHT của Singapore đã được sửa đổi, bổ sung rất nhiều lần. Những sự thay đổi này chủ yếu đều liên quan đến mức đóng góp và quyền lợi hưởng theo chiều hướng có lợi hơn cho người dân. Đặc biệt, từ năm 2016, Chính phủ Singapore đã triển khai kế hoạch đổi mới hệ thống, bao gồm: cung cấp lượng tiền tối thiểu từ CPF cho những cá nhân nghèo nhất; linh hoạt hơn trong việc rút tiền hưu trí; tăng mức đóng góp nhất định và đảm bảo lãi suất hằng năm.
Singapore đang xem xét nâng tuổi nghỉ hưu, đồng thời sẽ cũng có những điều chỉnh đối với CPF để NLĐ có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn vào tài khoản cá nhân họ.
Bài học kinh nghiệm về BHHT ở Singapore cho Việt Nam
Nhờ có một hệ thống Quỹ phòng xa Trung ương được thiết lập với quản trị tốt, phạm vi bao phủ rộng khắp và pháp luật về BHHT đã luôn chú trọng, quan tâm đến mỗi thành viên trong xã hội, lấy họ là trung tâm mà hệ thống an sinh xã hội nói chung, BHHT nói riêng của Singapore đang đứng đầu ở châu Á và thứ bảy thế giới dựa trên sự đầy đủ, tính toàn vẹn và tính bền vững. Qua đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu pháp luật BHHT ở Singapore như sau:
Bài học trong việc lựa chọn mô hình BHHT phù hợp. Việc lựa chọn mô hình BHHT của mỗi quốc gia nhất thiết phải gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử, chính trị của quốc gia đó. Trong khi phần đông các quốc gia trên thế giới đều xây dựng BHHT theo mô hình tài chính công hoặc mô hình tài chính đóng góp thì Singapore là một trong những nước tiên phong với mô hình độc đáo - tài khoản cá nhân.
Cần áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn thực hiện bảo hiểm hưu trí. Trong ảnh: Cán bộ BHXH tỉnh Đồng Nai trả lời thắc mắc về BHXH của người lao động qua ứng dụng Zalo. Ảnh: P. LIỄU. |
Bài học về quản lý và tổ chức thực hiện chế độ BHHT. Vấn đề lựa chọn mô hình BHHT vốn dĩ đã quan trọng nhưng quản lý, tổ chức nó ra sao còn khó khăn và quan trọng hơn. Nếu như Việt Nam vẫn đang loay hoay trong vấn đề tổ chức quản lý với bộ máy cồng kềnh nhưng chưa hiệu quả thì có thể thấy vấn đề này được Singapore giải quyết rất gọn nhẹ, linh hoạt, tiết kiệm tối ưu sức người, sức của.
Ở Singapore, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chế độ hưu trí và thanh toán các chi phí liên quan cho người tham gia. Bên cạnh đó, CPF được đặt các chi nhánh ở các địa phương trên cả nước, thực hiện chức năng phê duyệt các yêu cầu của người tham gia khi họ sử dụng các quyền lợi của mình.
Bài học về áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào thực tiễn thực hiện BHHT. Có thể thấy Singapore đã tận dụng tối đa những lợi thế mà khoa học công nghệ mang lại vào thực tiễn thực hiện BHHT. Chỉ cần truy cập vào trang thông tin điện tử của Hội đồng Quản lý CPF, người truy cập có thể dễ dàng tìm hiểu quy định pháp luật BHHT do chúng được đăng tải một cách tường minh, dễ hiểu và thân thiện với người sử dụng. Thành viên CPF chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản cá nhân của mình là có thể biết được một cách chính xác số tiền trong tài khoản, các chế độ được tham gia, số tiền bảo hiểm cần đóng.
Cơ quan quản lý cũng có thể nắm được nhanh chóng bất cứ thay đổi nào của các thành viên thông qua các cập nhật từ tài khoản cá nhân. Hiệu quả từ việc áp dụng công nghệ khoa học hiện đại của Singapore vào quản lý, tổ chức thực hiện BHHT càng giúp Việt Nam vững tin hơn trong việc áp dụng thành tựu này trong hệ thống BHHT.
Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN: Cần tạo cơ chế để các hộ kinh doanh tham gia Mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được điều chỉnh qua các giai đoạn đã tạo điều kiện cho người sử dụng lao động (NSDLĐ), người ... |
Đà Nẵng: Đối thoại giải đáp về lợi ích khi không chọn Bảo hiểm xã hội một lần Chiều 24/5, Cổng thông tin điện tử thành phố phối hợp Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố tổ chức chương trình đối thoại trực ... |
Chấn chỉnh việc mượn hồ sơ người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng