Doanh nghiệp tài chính trong mục tiêu Net Zero: Câu chuyện từ Singapore
Kinh tế - Xã hội - 28/06/2023 18:00 Ngọc Diệp
Các doanh nghiệp tài chính Singapore cùng với cơ quan quản lý đang rất nỗ lực hướng tới mục tiêu net zero.
Trên thế giới, việc giảm khí thải về không (Net Zero) cũng đã được bàn đến tại nhiều quốc gia. Theo các số liệu thống kê chính thức, 149 quốc gia trên thế giới đã đặt ra mục tiêu Net Zero.
Net Zero đã trở thành mục tiêu toàn cầu
Trong đó 101 quốc gia đặt ra mục tiêu net zero trong giai đoạn từ năm 2041 cho đến năm 2050, các tổ chức tài chính trên thế giới vì vậy cũng tiếp bước với mục tiêu net zero và các cam kết khí hậu.
Còn tính theo đơn vị quốc gia, cho đến nay đã có số lượng quốc gia chiếm khoảng 92% GDP, 88% khí thải và 89% dân số toàn cầu cam kết với mục tiêu net zero. Tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán toàn cầu đã tăng gấp đôi trong vòng 2 năm qua từ 417 lên 929 doanh nghiệp.
Cụ thể, nhóm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết đến năm 2050 sẽ giảm 55% khí thải so với thời điểm năm 1990. Hiện ước tính khoảng 45% năng lượng của châu Âu đang đến từ các nguồn thay thế. Tuy nhiên cùng lúc đó, tình trạng thiếu điện tệ hại tại Đức hiện vẫn đang dẫn đến việc nhiều hợp đồng sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch được ký kết.
Anh, nước đã rời khỏi EU năm 2017, đưa ra mục tiêu giảm khí thải tham vọng hơn so với châu Âu rất nhiều. Cụ thể, Anh cam kết vào năm 2030 sẽ giảm được khoảng 68% lượng khí thải so với thời điểm đầu năm 1990.
Tại Mỹ, chính phủ Mỹ cũng đưa ra cam kết giảm khí thải riêng. Đến năm 2050, phía Mỹ đặt mục tiêu giảm khoảng từ 50 đến 52% khí thải so với năm 2005. Ngoài ra, Mỹ cũng đặt mục tiêu nâng gấp đôi năng lực sản xuất năng lượng gió và điện mặt trời vào năm 2030.
Tại châu Á, nhiều nước cũng đã đưa ra những mục tiêu về net zero. Phần lớn chính phủ các nước khu vực Đông Nam Á đã cam kết về mục tiêu khí thải bằng không vào năm 2050. Năng lượng từ than đá tại ASEAN tuy nhiên vì nhiều lý do sẽ vẫn tăng thêm 38GW trước năm 2030. Dù vậy, châu Á vẫn cam kết sẽ tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức 35% vào năm 2025.
Tại Singapore, chính phủ Singapore cam kết khí thải đạt mức đỉnh vào năm 2030 và sau đó sẽ giảm dần về không vào năm 2050, đồng thời tăng mạnh thuế các bon lên 45USD/tấn trước năm 2026, 50USD cho đến 80USD/tấn vào năm 2030. Indonesia trong khi đó đặt mục tiêu giảm đến 43% lượng khí thải các bon vào năm 2030 và đạt mục tiêu net zero vào năm 2060. Đồng thời chính phủ Indonesia cũng cam kết đảm bảo các nguồn tài chính quốc tế cho hoạt động thích ứng và ngăn tác động của biến đổi khí hậu.
Câu chuyện của Singapore
Chính phủ Singapore, như được đề cập đến ở trên, đã đặt mục tiêu net zero vào năm 2050. Cụ thể, chính phủ Singapore đã đưa ra những biện pháp như sau: thứ nhất, đẩy mạnh quá trình dịch chuyển xanh của doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho quá trình tiết kiệm năng lượng cũng như giảm khí thải; thứ hai, đầu tư vào các ngành công nghệ các bon thấp, các hệ thống sản xuất và lưu trữ năng lượng mặt trời và tái tạo; thứ ba, theo đuổi nhiều mục tiêu hợp tác quốc tế, trong đó có bao gồm thị trường tín dụng các bon quốc tế thấp, tham gia mạng lưới năng lượng xanh khu vực; và cuối cùng, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện xả thải các bon thấp và phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.
Nhằm phục vụ cho quá trình dịch chuyển sang tương lai các bon thấp, chính phủ Singapore sẽ tăng thuế các bon lên mức 25USD/tấn vào năm 2024 và 2025, sau đó lên 45USD/tấn vào năm 2026 và 2027 và 50 đến 80USD/tấn vào năm 2030.
Trong mục tiêu net zero, các tổ chức tài chính giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nhóm này chịu trách nhiệm điều tiết các nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Thế nhưng ngay từ ban đầu, khi mà cơ quan quản lý sàn chứng khoán có mục tiêu và cam kết rõ ràng với net zero, doanh nghiệp cũng sẽ có động lực và cam kết mạnh mẽ hơn với vấn đề này.
Xe công vụ cũng được giao sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch vào năm 2035. Giảm sử dụng các giao dịch bằng tiền mặt và chuyển đổi sang các hình thức thanh toán điện tử cũng là một phương pháp giúp giảm phát thải carbon. Ước tính riêng Cơ quan tiền tệ Singapore tạo ra khoảng hơn 8.000 tấn khí nhà kính trong 2020.
Để giảm lượng phát thải, Singapore đã chuẩn bị để “từ bỏ” vị thế là trung tâm dầu khí của thế giới với lộ trình cắt giảm sản lượng các nhà máy lọc dầu ở đây. Singapore cũng nhận thức được với sự cạnh tranh ngày càng lớn của Trung Quốc, Singapore sẽ dần mất đi vị thế đứng đầu về cung ứng nhiên liệu hàng hải. Vì vậy, Singapore đang rất nỗ lực và có điều kiện thuận lợi để vươn lên thành trung tâm năng lượng sạch của khu vực, trở thành nơi cung cấp LNG (và hydrogen) của khu vực Đông Nam Á.
Singapore đã đầu tư rất lớn cho hạ tầng cảng và lưu trữ các nhiên liệu không phát thải carbon này. Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã lập nhiều chương trình tài trợ các dự án kinh tế xanh và các khoản vay phát triển bền vững. Ngoài ra, MAS còn lập quỹ quản lý với trị giá 2 tỷ đô la Mỹ để tài trợ các hoạt động tài chính xanh ngoài Singapore.
Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) với vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính khu vực và toàn cầu giữ vai trò quan trọng giúp thúc đẩy nguồn tài chính xanh hướng tới giảm tối đa các bon và phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.
Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore trong quá trình đẩy mạnh dịch chuyển xanh
Sở giao dịch chứng khoán Singapore hiện đang có 645 doanh nghiệp niêm yết, tổng giá trị vốn hóa ước tính khoảng 618 tỷ USD, trong đó nhóm các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đại lục chiếm 31%; doanh nghiệp từ Đông Nam Á chiếm 36%, doanh nghiệp Hàn Quốc Nhật bản chiếm 13%, doanh nghiệp Australia chiếm 2% còn doanh nghiệp châu Âu và Mỹ chiếm 16%.
Nếu tính theo nhóm ngành, có 125 doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng với tổng giá trị vốn hóa 56,1 tỷ USD; 74 doanh nghiệp công nghệ với tổng giá trị vốn hóa ước tính 56,2 tỷ USD; 41 doanh nghiệp ngành y tế có tổng giá trị vốn hóa 27,2 tỷ USD; 56 doanh nghiệp và 2 quỹ tín thác doanh nghiệp có giá trị vốn hóa 23,1 tỷ USD; 33 doanh nghiệp hàng hóa có giá trị vốn hóa 33,7 tỷ USD; 54 doanh nghiệp bất động sản cũng như quỹ bất động sản có giá trị vốn hóa tổng 111 tỷ USD.
Singapore Exchange Regulation (SGX RegCo) là công ty kiểm soát độc lập của Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX). Doanh nghiệp này có vai trò như đơn vị kiểm soát tuyến đầu, chịu trách nhiệm rà soát các doanh nghiệp nộp hồ sơ niêm yết, các bên trung gian và sản phẩm đầu tư.
Doanh nghiệp cũng có chức năng đề xuất ra những quy định mới đồng thời thực hiện việc giám sát và thực thi luật pháp. Doanh nghiệp cũng có chức năng điều tra các trường hợp thực thi quy định sai luật, đồng thời đưa ra hướng xử lý với các bên phát hành trái phiếu, cổ phiếu, giám đốc, doanh nghiệp thành viên của sở có vi phạm quy định của SGX.
SGX đưa ra nhiều tiêu chí khi sàng lọc doanh nghiệp niêm yết để đảm bảo cho mục tiêu hướng đến net zero. Trong cương vị là một doanh nghiệp SGX thể hiện được vai trò dẫn đầu về các mục tiêu phát triển bền vững; trong cương vị cung cấp dịch vụ kinh doanh, SGX đưa ra nhiều giải pháp bền vững cũng như hỗ trợ chuyên môn cho các bên liên quan, còn trong cương vị cơ quan quản lý doanh nghiệp niêm yết, SGX hỗ trợ thị trường về công bố thông tin và đảm bảo rằng tất cả các nhà đầu tư có thể tiếp cận được với thông tin phù hợp.
SGX cũng đưa ra nhiều cam kết và tham gia nhiều liên minh quốc tế nhằm hiện thực hóa nhiều cam kết về biến đổi khí hậu và giảm phát thải ròng. Cụ thể SGX gia nhập sáng kiến nhằm giảm nhiệt độ thế giới 1,5 độ C (SBT) vào tháng 7/2021, sau đó tham gia Liên minh Dịch vụ Tài chính NetZero với cam kết liên kết tất cả các sản phẩm và dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ cho mục tiêu dịch chuyển sang năng lượng sạch cho doanh nghiệp.
Ngoài ra SGX cũng dẫn đầu việc phát triển bộ chỉ số toàn cầu hướng đến mục tiêu giảm khí thải về net zero, phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính với những cân nhắc ưu tiên bảo vệ môi trường, và cuối cùng hợp tác với các chuyên gia ngành nhằm hỗ trợ các sáng kiến năng lượng thân thiện với môi trường.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025