
Công đoàn bảo vệ người lao động
Câu chuyện về chị Lưu Thanh Trúc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại Công ty TNHH May mặc TOPTEX (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), là một minh chứng điển hình cho vai trò then chốt này.
Sau hơn 4 năm ròng rã theo đuổi vụ kiện tranh chấp lao động với công ty, chị Trúc đã giành được chiến thắng. Tòa án buộc công ty phải bồi thường hơn 620 triệu đồng và thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm theo quy định. Nhìn lại hành trình đầy gian nan ấy, chị Trúc không giấu được sự xúc động và biết ơn đối với tổ chức Công đoàn, nơi đã đồng hành và hỗ trợ chị một cách tận tình.
"Tôi bị cho nghỉ việc đúng thời điểm dịch bệnh, phải bươn chải đủ công việc để tồn tại. Nhiều năm ròng rã, tôi đã đòi được quyền lợi với sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn. Điều đó không chỉ khiến tôi hạnh phúc mà càng cảm thấy tin yêu hơn vào tổ chức Công đoàn, nơi mình đã gắn bó nhiều năm", chị Trúc nghẹn ngào.
Trường hợp của chị Trúc không phải là cá biệt. Trên thực tế, hàng ngày, hàng giờ, các cán bộ Công đoàn trên khắp cả nước vẫn đang âm thầm cống hiến, trở thành những người bạn đồng hành tin cậy, những “luật sư không phí” của người lao động. Họ không chỉ lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người lao động mà còn trang bị cho người lao động những kiến thức pháp luật cần thiết, hướng dẫn cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
![]() |
Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai trao đổi với chị Trúc về nội dung vụ việc. Ảnh: Tr.L |
Vai trò của cán bộ Công đoàn trong việc trợ giúp pháp lý cho người lao động được thể hiện một cách đa dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngay từ cấp cơ sở, cán bộ Công đoàn là những người trực tiếp tiếp xúc, nắm bắt tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Họ là những người đầu tiên lắng nghe những phản ánh, kiến nghị của người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động: từ việc thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đến việc đảm bảo các chế độ tiền lương, bảo hiểm, an toàn vệ sinh lao động.
Trong nhiều trường hợp, cán bộ Công đoàn cơ sở trực tiếp đứng ra hòa giải, thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ở giai đoạn ban đầu. Sự am hiểu về pháp luật lao động, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng thuyết phục của cán bộ Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra tiếng nói chung giữa các bên, giúp người lao động không phải trải qua những thủ tục pháp lý phức tạp và tốn kém.
Khi những tranh chấp không thể giải quyết bằng con đường hòa giải, công đoàn cấp trên sẽ tư vấn, hướng dẫn người lao động về các quy định của pháp luật, giúp hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, công đoàn hỗ trợ người lao động trong việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra tòa án và đại diện bảo vệ người lao động tại các phiên tòa.
Một thực tế cho thấy, các vụ kiện tranh chấp lao động thường kéo dài, phức tạp và đòi hỏi người lao động phải có sự kiên trì, am hiểu pháp luật và nguồn lực tài chính nhất định. Đây chính là lúc vai trò của cán bộ Công đoàn trở nên vô cùng quan trọng.
Tiếp tục nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho cán bộ Công đoàn
![]() |
Là đoàn viên công đoàn, người lao động có "điểm tựa" tin cậy để được bảo vệ. Ảnh minh họa: VĂN LUẬN. |
Câu chuyện của chị Trúc là một minh chứng sống động cho thấy, sự tham gia tích cực của cán bộ Công đoàn trong việc trợ giúp pháp lý, đại diện cho người lao động không chỉ giúp họ đòi lại được quyền lợi chính đáng mà còn góp phần nâng cao vị thế và uy tín của tổ chức Công đoàn trong lòng người lao động.
Để tiếp tục thể hiện tốt hơn nữa vai trò, vị thế của tổ chức trong giai đoạn tới, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật lao động cho đội ngũ cán bộ Công đoàn ở tất cả các cấp. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế một cách bài bản, cập nhật những quy định pháp luật mới nhất và trang bị cho cán bộ Công đoàn những kỹ năng cần thiết trong việc tư vấn, hòa giải và đại diện cho người lao động.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật của tổ chức Công đoàn, bao gồm việc tiếp tục thành lập các Trung tâm Tư vấn pháp luật, thiết lập đường dây nóng hỗ trợ pháp lý.
Ngoài ra, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn giữa tổ chức Công đoàn với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp lao động. Việc chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách hiệu quả hơn.
Chúng tôi có niềm tin rằng, với sự đồng hành và hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, người lao động đang có niềm tin, sức mạnh, một "điểm tựa vững chắc" để vượt qua những khó khăn, được bảo vệ và xây dựng một môi trường lao động công bằng.
![]() Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến đổi, vai trò của tổ chức Công đoàn càng trở nên quan trọng, đặc biệt ... |
![]() Để Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 thực sự đi vào cuộc sống, "thấm sâu" vào nhận thức và hành động của mỗi đoàn ... |
![]() Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 mở rộng đối tượng tham gia tổ chức Công đoàn cho cả người “làm việc không ... |
Tin mới hơn

Chung tay vì an toàn lao động: Những nỗi đau không được phép lặp lại

Các hoạt động Tháng Công nhân của Công đoàn Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận

Siêu thị mini Công đoàn giành cho công nhân Đồng Nai
Tin tức khác

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030
