Làm cho nhân viên an tâm chính là “thuốc bổ” cho sức khỏe doanh nghiệp thời Covid-19
Việc làm - tuyển dụng - 10/09/2020 09:45 LÊ TUYẾT
Các diễn giả, chuyên gia tại hội thảo trực tuyến “Chiến lược con người vượt qua đại dịch” do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với PwC và Dynamic Retail tổ chức. |
Đó là những chia sẻ của các diễn giả, chuyên gia tại hội thảo trực tuyến “Chiến lược con người vượt qua đại dịch” do ManpowerGroup Việt Nam phối hợp với PwC và Dynamic Retail tổ chức mới đây.
Lao động là bố mẹ thuộc nhóm bi quan nhất khi trở lại nơi làm việc sau dịch Covid-19
Khi vượt qua đại dịch Covid-19, người lao động mong muốn gì? Theo bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ Tuyển dụng và Tư vấn Nhân sự, ManpowerGroup Việt Nam, “duy trì công việc” đang là ưu tiên hàng đầu của người lao động ở mọi nơi. Bên cạnh mối quan tâm về sức khỏe, người lao động còn quan ngại về việc quay trở lại cách làm việc cũ sẽ khiến họ mất đi sự linh hoạt đang có.
8 trong số 10 người lao động được hỏi đều mong muốn có sự cân bằng giữa công việc và gia đình tốt hơn trong tương lai. 43% người lao động tin rằng đây là thời điểm kết thúc hình thức công việc văn phòng truyền thống 9 - 5 (làm việc từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều). Họ đề cao hình thức làm việc với 2 - 3 ngày/tuần tại công sở.
Cuộc cách mạng kỹ năng đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. |
Và khi quay trở lại nơi làm việc, mỗi nhóm lao động cũng có những phản ứng khác nhau. Theo đó, nhóm lạc quan bao gồm các thế hệ Gen Z (sinh năm 2000 trở lại đây) là thế hệ tích cực nhất, quan tâm việc gặp gỡ đồng nghiệp, khao khát học hỏi và mở rộng mối quan hệ để phát triển và nâng cao thu nhập; nhóm Boomers (50 đến 64 tuổi) mong muốn quay trở lại công sở, thích làm việc trực tiếp, trân trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; nhóm Gen X (39 - 53 tuổi) luôn cảm thấy an tâm, ít khi lo lắng hay bất an về vấn đề sức khỏe, mong muốn quay trở lại công ty làm việc để được tương tác và tập trung hơn.
Nhu cầu lao động thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II. |
Nhóm bi quan, luôn bất an, lo lắng, buồn bã là nhóm Millenials hay còn gọi là Gen Y (21 - 38 tuổi) là thế hệ bi quan nhất, đặc biệt nhóm lao động là bố mẹ. Họ muốn công ty đảm bảo rằng những người bị bệnh hoặc có triệu chứng sẽ ở nhà. Họ cố gắng tránh di chuyển đến nơi làm việc và chưa sẵn sàng rời bỏ sự linh hoạt họ đang có.
Người lãnh đạo cần ưu tiên các phúc lợi về cảm xúc, thể chất của người lao động
Theo nghiên cứu mới nhất từ Tập đoàn ManpowerGroup - “Tương lai cho người lao động, Vì người lao động: Giai đoạn bình thường mới tốt hơn cho mọi người”, cuộc khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tác động nhất định đến thị trường lao động.
Thứ nhất, một tương lai tích hợp của thế giới việc làm bao gồm các yếu tố như năng lực lãnh đạo từ xa xuất sắc; khả năng giao tiếp rõ ràng và thường xuyên; văn hoá làm việc hài hòa giữa phương thức làm việc tại nhà/công sở; chế độ phúc lợi cho nhân viên.
Thứ hai, cuộc khủng hoảng đang tái định hình những kỹ năng cần thiết. Nhu cầu về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm đang gia tăng không ngừng. Tình trạng thiếu kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ ngày càng trầm trọng, trong đó, các vị trí như: An ninh mạng, phát triển phần mềm, phân tích dữ liệu đang được săn đón gắt gao.
Những kỹ năng con người hay còn gọi là kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng đối với cả người lao động lẫn nhà lãnh đạo. Các kỹ năng đó bao gồm các kỹ năng giao tiếp, ưu tiên, thích ứng, khả năng đề xuất ý tưởng, sự chính trực, kỹ năng tư duy phản biện, xây dựng mối quan hệ, năng lực thấu cảm, kỹ năng huấn luyện, khai vấn và khả năng phục hồi sau khủng hoảng.
Nhóm người có và không có khả năng phù hợp với tình hình mới. |
Bà Nguyễn Thu Trang chia sẻ: “Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, người lãnh đạo cần ưu tiên các phúc lợi về cảm xúc, thể chất của người lao động. Ngoài ra, họ cần xây dựng các phương pháp tổ chức và khả năng phục hồi sau đại dịch cho cả người lao động và tổ chức”.
Đồng thời, bà Nguyễn Thu Trang cũng đề cập đến các phương pháp giúp giai đoạn bình thường mới trở nên tốt hơn cho mọi người, bao gồm việc khuyến khích người lao động học thêm kỹ năng và không ngừng học hỏi trong thế giới việc làm thay đổi nhanh chóng.
Về chiến lược con người trong đại dịch, Tiến sĩ Nguyễn Kiểm Thiệt - Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Nguồn nhân lực và Tổ chức, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam chia sẻ: “Khả năng lãnh đạo bằng thấu cảm, dựa trên giá trị và trí thông minh cảm xúc chính là điều cần thiết giúp chúng ta vượt qua đại dịch. Phát triển với những cách làm mới, những sản phẩm và dịch vụ mới là điều vô cùng cần thiết giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo luôn cần duy trì và tăng cường hiệu quả, năng suất làm việc của nhân viên, đồng thời giúp họ cảm thấy an tâm trong tình hình hiện tại.”
"Tương lai tích hợp thế giới việc làm" |
Theo Giám đốc điều hành Dynamic Retail Nguyễn Tiến Dũng, nỗ lực duy trì đội ngũ nhân sự ở doanh nghiệp không phải để cùng chịu khổ mà đó là những người cùng chung chí hướng. Cả đội tận hưởng cảm giác chinh phục thử thách cùng nhau. Muốn vậy, về chính sách lương, thưởng để cùng tồn tại, thi giảm thưởng, KPI = 0 nhưng không giảm lương và tất cả phải cùng làm nhiều hơn.
Dịch chuyển nghề nghiệp cũng là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho cả người lao động và doanh nghiệp
Ngoài ra, đối với các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, số lượng việc làm ngày càng giảm sút và kèm theo đó là các ngành công nghiệp đang chịu gián đoạn với tốc độ nhanh chưa từng thấy, giải pháp dành cho người lao động và doanh nghiệp trong Covid-19 là dịch chuyển nghề nghiệp (Outplacement)
Dịch vụ chuyển nghề nghiệp giúp người lao động sau khi rời một tổ chức có thể tìm được vị trí khác tốt hơn, nhanh hơn; giảm thiểu tối đa những gián đoạn của thời gian chuyển đổi lao động; đồng thời hỗ trợ nhân viên trong việc phát triển sự nghiệp bằng cách hướng dẫn và nâng cao kỹ năng.
Dịch chuyển nghề nghiệp giúp giảm thiểu rủi ro đối với cả doanh nghiệp và người lao động; bảo toàn thương hiệu và danh tiếng của công ty; đào tạo và chuẩn bị tốt hơn cho người lao động để họ dịch chuyển tới công việc tiếp theo.
Những con số ấn tượng từ chương trình Outplacement (Dịch chuyển nghề nghiệp) của ManpowerGroup trên toàn cầu: Cứ 3 trong số 5 người tìm việc nhận được mức lương tương đương hoặc cao hơn các vị trí trước đây; cá nhân tham gia chương trình Outplacement tìm được việc mới nhanh hơn 2 lần so với các cá nhân không tham gia; 81% của người tìm việc tham gia Outplacement có cái nhìn tích cực về nhà tuyển dụng cũ; 95% người tìm việc hài lòng với chương trình Outplacement.
ManpowerGroup đã hỗ trợ thành công một khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ có trụ sở tại Mỹ với hơn 350.000 nhân viên cắt giảm quy mô nhân sự qua 3 lần: 5.000 người lao động tại Mỹ, 1.000 lao động tại Canada và trên 500 lao động tại Mỹ và Canada; 94% cựu nhân viên của doanh nghiệp khách hàng cho biết họ rất hài lòng về chương trình Outplacement của ManpowerGroup; 72 % nhân viên đã rời đi có cái nhìn thiện cảm về công ty cũ; Các cựu nhân viên của doanh nghiệp này đã tìm được cơ hội việc làm mới chỉ trong 12 tuần. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 10/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là gần 28 triệu, hơn 907 nghìn người ... |
Áo dài có làm nên... công chức? Chuyện Thừa Thiên - Huế yêu cầu cán bộ, công chức ngành văn hóa mặc áo dài thứ hai đầu tháng đang gây nhiều tranh ... |
Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động Bị giảm thu nhập do ảnh hưởng bởi Covid-19, bữa cơm hằng ngày của công nhân không còn đầy đủ như trước, chỉ lác ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định